Nguyên nhân đau khớp gối do đâu?

Ngày 26/07/2018 08:00 AM (GMT+7)

Ngay từ đầu, chúng ta phải ý thức được sự nguy hiểm của căn bệnh này, từ đó thiết lập một lối sống lành mạnh để phòng tránh tình trạng đau khớp gối, bởi đây là một căn bệnh ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh hoạt.

Nguyên nhân đau khớp gối do đâu? - 1

Đau khớp gối tưởng như vấn đề đơn giản nhưng ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Hiểu được nguyên nhân đau khớp ở đầu gối sẽ giúp tìm ra được đúng phương pháp chữa trị.

Đau khớp gối là triệu chứng của bệnh gì?

Khớp gối có thể được coi là bộ phận sớm lão hóa nhất trên cơ thể, bởi vì chúng phải chịu áp lực lớn khi nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Những người ít hoạt động, hay giữ nguyên một tư thế (đứng, ngồi …), người có tuổi, … thường là những đối tượng bị đau khớp gối đầu tiên.

Một trong số những căn bệnh liên quan đến đau khớp ở đầu gối không thể không kể đến đó là viêm khớp dạng thấp, viêm khớp gout, thoái hóa khớp gối.

Nguyên nhân đau khớp gối

Do đầu gối bị tổn thương

Tai nạn hoặc các chấn thương trực tiếp đến đầu gối rất dễ gây ra tình trạng đau khớp đầu gối. Đa phần là do căng dây chằng, viêm sụn, vỡ sụn, xương bánh chè bị trật, … Khi cơ thể lão hóa, lớp sụn cũng bị thoái hóa dần khiến đầu gối bị sưng đau.

Nguyên nhân đau khớp gối do đâu? - 2

Các bệnh gây đau khớp gối

Đau khớp đầu gối còn là triệu chứng xuất hiện do ảnh hưởng từ những căn bệnh khác nhau như:

- Bệnh gout;

- Viêm vùng khớp gối;

- Viêm khớp dạng thấp;

- Thoái hóa khớp gối;

- Viêm gân bánh chè.

Các giai đoạn đau khớp gối

Giai đoạn 1

Lúc này khớp gối vẫn chưa bị biến dạng, dấu hiệu như sưng hay đau cũng chưa xuất hiện, có chăng là khi ngồi xổm quá lâu hoặc khi di chuyển với tốc độ nhanh.

Nếu phát hiện bệnh từ giai đoạn này, chỉ cần chú ý bổ sung dưỡng chất và luyện tập thể thao một cách khoa học thì quá trình đau khớp gối sẽ chậm lại đáng kể.

Giai đoạn 2

Bước vào giai đoạn 2, khớp gối bắt đầu có những chuyển biến nhẹ như khe khớp bắt đầu thu hẹp lại và xuất hiện gai xương nhỏ. Hiện tượng đau mỏi khớp gối cũng hình thành dần khi phải hoạt động chân quá sức hoặc khi thời tiết trở lạnh.

Giai đoạn 3

Tình trạng khe khớp hẹp lại rõ ràng, các gai xương kích thước lớn hơn giai đoạn 2 và đầu xương bắt đầu biến dạng. Khớp thường sẽ bị cứng vào buổi sáng, trong ngày người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy đau nhức khu vực đầu gối khi di chuyển.

Khi này, bệnh nhân cần tái khám thường xuyên và tuân thủ chỉ định của bác sĩ về mặt dinh dưỡng và sinh hoạt, tránh bệnh tình chuyển biến xấu.

Giai đoạn 4

Gai xương có kích thước lớn và khe khớp hẹp hẳn lại, đặc biệt đầu xương cũng bị biến dạng rõ rệt. Lúc này các triệu chứng sẽ xuất hiện “đầy đủ”, khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt.

Theo dõi bệnh và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, kết hợp cùng chế độ sinh hoạt khắt khe sẽ phần nào giảm thiểu những cơn đau khớp gối.

Nguyên nhân đau khớp gối do đâu? - 3

Chữa đau khớp gối

Bằng Đông y

- Uống nhiều nước

- Massage đầu gối thường xuyên (kết hợp với các loại dầu thiên nhiên như dầu dừa, dầu jojoba …)

- Tập những bài thể dục nhẹ nhàng (dưỡng sinh, yoga, thiền, …)

- Bổ sung các loại rau củ quả có tác dụng giảm đau, điều hòa khi huyết như:

+ Cà rốt;

+ Hành tây;

+ Lá cúc tần;

+ Nghệ;

+ Dứa;

+ Cam;

+ Quế.

Bằng Tây y

- Thuốc giảm đau, chống viêm không chứa steroid;

- Thuốc bôi ngoài da;

- Tiêm coritcoid nội khớp;

- Vật lí trị liệu;

- Phẫu thuật đầu gối.

Chế độ ăn, dinh dưỡng cho người đau khớp gối

Để điều trị đau khớp đầu gối, điều đầu tiên cần phải làm là uống nhiều nước để tăng cường chất bôi trơn ở đầu gối, phục hồi sụn và các mô mềm bị tổn thương.

Bên cạnh đó, dinh dưỡng là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến tình trạng bệnh. Người đau khớp đầu gối cần được bổ sung omega-3, vitamin C, glucosamin, chondroitin … Đây đều là các chất giúp xương khớp chắc khỏe, kháng viêm hiệu quả.

Biện pháp phòng đau khớp gối

Ngay từ đầu, chúng ta phải ý thức được sự nguy hiểm của căn bệnh này, từ đó thiết lập một lối sống lành mạnh để phòng tránh tình trạng đau khớp gối.

Luôn giữ cho mình một cân nặng ổn định, bởi viêm khớp gối có khả năng xuất hiện nhiều hơn ở những người thừa cân.

Tập thể dục nhẹ nhàng, tránh ngồi lâu một chỗ hoặc lười vận động. Đây là tình trạng chung của nhiều nhân viên văn phòng, vậy nên hãy đứng dậy đi dạo mỗi 30 phút để cơ thể được vận động một cách thoải mái.

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với tình trạng xương khớp. “Ăn gì bổ nấy” – vậy nên hãy cố gắng bổ sung những dưỡng chất có lợi cho xương bằng cách ăn các món xương hầm, sụn sườn, … và các hoạt chất kháng viêm có trong các thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, đu đủ, …

Rau mồng tơi trị đau xương khớp, yếu sinh lý
Ngoài việc được dùng trong bữa ăn hàng ngày, rau mồng tơi còn được sử dụng trong một số bài thuốc chữa bệnh như: Táo bón, đại tiện xuất huyết kinh...
Hoàng Lan (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh xương khớp