Tỏi có nhiều tác dụng nhưng có ngăn ngừa cảm lạnh và cúm không?

Ngày 11/02/2025 09:05 AM (GMT+7)

Việc ăn tỏi thường xuyên có thể hỗ trợ phòng ngừa cúm và cảm lạnh nhờ tỏi có một số đặc tính tốt cho hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng.

1. Dinh dưỡng của tỏi

Tỏi không chỉ là gia vị của nhiều món ăn mà còn tăng thêm giá trị dinh dưỡng. Sau đây là thông tin dinh dưỡng của ba tép tỏi sống, theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA): Lượng calo: 13, Tổng lượng carbohydrate: 3 g, Chất xơ trong chế độ ăn uống: 0 g, Tổng lượng đường: 0 g, Chất đạm: 0,5 g, Tổng lượng chất béo: 0 g, Cholesterol: 0 g, Natri: 1,5 mg.

Tỏi chứa các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như vitamin C, kẽm, sắt, kali, magie và vitamin K... Tuy nhiên, vì lượng tỏi mọi người thường ăn khá ít nên lượng chất dinh dưỡng hấp thụ cũng thấp vì vậy nếu bạn ăn tỏi thường xuyên, các vitamin và khoáng chất sẽ tăng lên.

2. Lợi ích sức khỏe của tỏi

Tỏi chứa nhiều chất dinh dưỡng có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm.

Tỏi chứa nhiều chất dinh dưỡng có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm.

Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS.TS.Đỗ Tất Lợi cho biết, trong cây tỏi có một ít I ốt và tinh dầu (khoảng 100 kg tỏi thì chứa chừng 60-200g tinh dầu). Thành phần chủ yếu của tỏi là chất kháng sinh allicin có tác dụng diệt vi khuẩn rất mạnh nhất là đối với vi trùng Staphyllococcus, vi trùng tả, thương hàn, phó thương hàn, lỵ, vi khuẩn thối, trực khuẩn sinh bệnh bạch hầu.

Tỏi có nhiều lợi ích cho sức khỏe, ăn tỏi thường xuyên có thể mang lại những lợi ích sau:

Hỗ trợ hệ thống miễn dịch

Theo những nghiên cứu điều tra tác dụng của chiết xuất tỏi đã phát hiện ra rằng nó giúp giảm tình trạng viêm toàn thân và phục hồi mức độ tế bào bạch cầu, điều này phần lớn là nhờ allicin, một hợp chất chứa lưu huỳnh trong các loại thực phẩm họ hành như hành tây, hẹ và tỏi (theo đánh giá năm 2021 trên Tạp chí Nghiên cứu Lâm sàng và Chuyển dịch).

Một bài đánh giá năm 2020 trên Trends in Food Science & Technology (tạp chí chính thức của EFFoST và Hiệp hội Khoa học và Công nghệ Thực phẩm Quốc tế) phát hiện ra rằng tỏi có thể có hoạt tính kháng virus, nhờ vào các hợp chất gọi là organosulfurs. Các nhà nghiên cứu tin rằng tỏi giúp ngăn ngừa virus xâm nhập và sinh sôi trong tế bào của chúng ta.

Có thể làm giảm mức cholesterol

Một bài đánh giá năm 2024 trên Tạp chí Sức khỏe, Dân số và Dinh dưỡng cho thấy có rất nhiều bằng chứng ủng hộ tỏi cải thiện mức cholesterol, đặc biệt là ở người lớn trên 50 tuổi. Một bài đánh giá khác năm 2024 trên Tạp chí Nutrients cho thấy tỏi có thể cải thiện tổng lượng cholesterol, cholesterol LDL ("xấu") và cholesterol HDL ("tốt").

Hỗ trợ huyết áp

Theo một bài đánh giá khác năm 2024 trên Nutrients, tác động của tỏi đối với sức khỏe miễn dịch, cùng với khả năng làm giảm mức cholesterol cũng có thể làm giảm huyết áp. Kết quả nghiên cứu này cho rằng thành phần chống oxy hóa phong phú của tỏi được cho là có tác dụng hạ huyết áp thông qua nhiều con đường ở cấp độ tế bào.

Một bài đánh giá năm 2024 trên tạp chí Prostaglandins & Other Lipid Mediators cho thấy những người bị tăng huyết áp uống 1200 mg/ngày chiết xuất tỏi già có thể làm giảm đáng kể cả huyết áp tâm thu (chỉ số huyết áp cao nhất) và huyết áp tâm trương (chỉ số huyết áp thấp hơn).

Có thể cải thiện lượng đường trong máu

Đánh giá trên Nutrients không chỉ tìm thấy bằng chứng ủng hộ tỏi cải thiện mức cholesterol mà còn cải thiện cả mức đường huyết lúc đói và HbA1c. Một đánh giá năm 2023 trong Y học Trung Quốc cũng ủng hộ tỏi giúp hạ đường huyết lúc đói.

Một nghiên cứu đầy hứa hẹn năm 2024 về bệnh đái tháo đường và hội chứng chuyển hóa đã phát hiện ra rằng chiết xuất tỏi già giúp ổn định lượng đường trong máu bằng cách tác động trực tiếp đến các tế bào beta trong tuyến tụy. Các tế bào beta chịu trách nhiệm sản xuất insulin và insulin là hormone kiểm soát mức glucose (đường) trong máu.

Hỗ trợ cải thiện sức khỏe đường ruột

Tỏi là một loại prebiotic - thức ăn cho vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh. Bằng chứng cho thấy tỏi có thể đóng vai trò giúp hệ vi sinh đường ruột phát triển mạnh. Ví dụ, sau ba tháng bổ sung chiết xuất tỏi ủ Kyolic, những người tham gia đánh giá và phân tích tổng hợp năm 2020 trong Y học Thực nghiệm và Trị liệu có hệ vi sinh đường ruột đa dạng và khỏe mạnh hơn.

Một nghiên cứu năm 2024 về vi sinh vật đã đưa tỏi vào phân người trong phòng thí nghiệm. Các mẫu phân có thêm tỏi có nhiều vi khuẩn đa dạng hơn so với các mẫu không có tỏi. Ngoài ra, phân có tỏi còn tăng lượng lợi khuẩn có lợi cụ thể là Bifidobacterium adolescentis, loại lợi khuẩn thường có trong sữa chua.

Những lợi ích tiềm năng khác

Tỏi cũng là nguồn chất chống oxy hóa, giúp giảm viêm trong cơ thể. Ví dụ, có bằng chứng cho thấy chất chống oxy hóa trong chiết xuất tỏi già có thể làm giảm tình trạng viêm thần kinh để hỗ trợ chức năng não khỏe mạnh theo tuổi tác, theo một nghiên cứu năm 2020 trên tạp chí Experimental and Therapeutic Medicine. Một bài đánh giá năm 2024 trên tạp chí Frontiers in Immunology cho rằng các hợp chất hoạt tính sinh học của tỏi bao gồm chất chống oxy hóa có thể chịu trách nhiệm cho các lợi ích sức khỏe của tỏi như ngăn ngừa ung thư, đái tháo đường, bệnh tim và nhiễm trùng.

3. Tỏi có ngăn ngừa cảm lạnh và cúm không?

Tỏi có thể giảm triệu chứng cảm lạnh và cúm bằng cách tăng hoạt động của các tế bào tiêu diệt tự nhiên.

Tỏi có thể giảm triệu chứng cảm lạnh và cúm bằng cách tăng hoạt động của các tế bào tiêu diệt tự nhiên.

Tỏi đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc ngăn ngừa cảm lạnh và cúm. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỏi có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ngay từ đầu, cũng như thời gian bị bệnh.

Các nghiên cứu khoa học về tác dụng của tỏi đối với bệnh cúm đã được công bố trên các tạp chí uy tín như Cochrane Library và Advances in Therapy. Các nghiên cứu này đã chỉ ra rằng tỏi có thể giúp giảm số lần mắc bệnh cúm và giảm thời gian phục hồi bệnh.

Ngoài ra, tỏi cũng có tác dụng hỗ trợ phòng ngừa cảm lạnh thông thường. Một số nghiên cứu cho thấy rằng việc bổ sung tỏi có thể giúp giảm nguy cơ mắc cảm lạnh và giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

Cơ chế tác dụng của tỏi đối với cả cúm và cảm lạnh là do tỏi chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học, bao gồm allicin, một chất có khả năng kháng khuẩn và kháng virus mạnh mẽ. Allicin có thể giúp ức chế sự phát triển của virus cúm và virus gây cảm lạnh, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch.

4. Cách tối đa hóa lợi ích của tỏi

Cách chế biến tỏi có thể làm thay đổi lợi ích sức khỏe của tỏi.

Enzyme alliinase, chuyển đổi alliin thành allicin có lợi, chỉ hoạt động trong một số điều kiện nhất định. Nó cũng có thể bị vô hiệu hóa bởi nhiệt.

Một nghiên cứu cũ hơn cho thấy chỉ cần 60 giây trong lò vi sóng hoặc 45 phút trong lò nướng có thể vô hiệu hóa alliinase và một nghiên cứu khác cũng tìm thấy kết quả tương tự.

Tuy nhiên, người ta nhận thấy rằng việc nghiền tỏi và để yên trong 10 phút trước khi nấu có thể giúp ngăn ngừa việc mất đi các đặc tính dược liệu của tỏi. Các nhà nghiên cứu cũng cho biết rằng sự mất đi lợi ích sức khỏe do nấu ăn có thể được bù đắp bằng cách tăng lượng tỏi sử dụng.

Sau đây là một số cách để tối đa hóa lợi ích sức khỏe của tỏi:

- Đập dập hoặc thái lát tỏi trước khi ăn. Điều này làm tăng hàm lượng allicin.

- Trước khi nấu với tỏi đã giã, hãy để yên trong 10 phút.

- Sử dụng nhiều tỏi cho mỗi bữa ăn, nếu bạn có thể.

5. Một số lưu ý khi muốn dùng tỏi thường xuyên

Điều quan trọng cần lưu ý là nhiều nghiên cứu sử dụng các chất bổ sung tỏi như bột tỏi hoặc dầu tỏi trong viên nang là dạng tỏi cô đặc hơn. Do đó, có thể khó biết liệu kết quả nghiên cứu có áp dụng cho việc sử dụng tỏi trong nấu ăn hay không. Một bài đánh giá nhỏ trên Frontiers in Nutrition chỉ xem xét các nghiên cứu sử dụng tỏi trắng sống và tìm thấy nhiều bằng chứng ủng hộ tỏi có lợi cho việc cải thiện lượng đường trong máu, huyết áp và cholesterol, giảm nguy cơ ung thư, bệnh tim, đái tháo đường và cải thiện chức năng gan.

Thêm tỏi vào chế độ ăn uống thông thường không gây hại và có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe nhưng có thể không tốt cho những người mắc các bệnh về tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích, trào ngược dạ dày thực quản vì tỏi có thể làm tăng khí, đầy hơi và trào ngược acid. Tỏi có hàm lượng fructan cao có thể gây ra các triệu chứng tiêu hóa như đầy hơi và chướng bụng cho những người mắc hội chứng ruột kích thích.

Cần lưu ý, khi muốn sử dụng thường xuyên bất kỳ chất bổ sung nào trong đó có chiết xuất tỏi, mọi người nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Người đang dùng thuốc hoặc có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng tỏi như một biện pháp phòng ngừa hoặc điều trị bệnh.

Ngoài việc sử dụng tỏi, nên kết hợp với các biện pháp khác để phòng ngừa cúm và cảm lạnh hiệu quả, chẳng hạn như tiêm phòng cúm đầy đủ, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tránh tiếp xúc với người bệnh và ăn uống lành mạnh.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Gừng : 7 lợi ích sức khỏe tuyệt vời nhiều người có thể không biết.

10 siêu thực phẩm quen thuộc giúp người đang bị cảm cúm lấy lại năng lượng, từ 5.000 đồng là mua được
Cảm cúm là căn bệnh thường gặp vào mùa lạnh, gây ra những triệu chứng khó chịu như: sốt, ho, mệt mỏi. Để giảm nhẹ các triệu chứng và hỗ trợ phục hồi...

Chế độ ăn ảnh hưởng sức khỏe

Theo Hoàng Nam
Nguồn: [Tên nguồn]10/02/2025 19:45 PM(GMT+7)

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thực phẩm tốt cho sức khỏe