Mâm lễ cúng Rằm tháng Giêng bao gồm phần lễ vật và mâm cỗ cúng. Phần lễ vật có hương, hoa, vàng mã, đèn, trầu cau, rượu… và mâm cơm cúng bao gồm đầy đủ các món mặn, xào, canh…
Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu, là 1 trong những ngày lễ quan trọng trong năm. Rằm tháng Giêng là ngày 15/1 âm lịch hàng năm, đây là tuần trăng tròn đầu tiên của năm. Cúng Rằm tháng Giêng với ý nghĩa cầu khấn an lành cho cả năm.
Để cúng Tết Nguyên Tiêu thì các gia đình chuẩn bị mâm lễ cúng Rằm tháng Giêng bao gồm phần lễ vật và mâm cỗ. Phần lễ vật cũng giống với các mâm cỗ Tết, phần mâm cỗ cúng rằm tháng giêng cũng được chuẩn bị bao gồm các món mặn, món xào, canh… và cũng có thể chuẩn bị cỗ chay.
Mâm lễ cúng Rằm tháng Giêng bao gồm những gì?
Mâm lễ cúng Rằm tháng Giêng năm 2021 bao gồm phần mâm lễ vật và mâm cỗ.
1. Lễ vật cúng Rằm tháng Giêng
Mâm lễ vật cúng Rằm tháng Giêng là mâm lễ chung, cần chuẩn bị:
- 1 lọ hoa
- Hương
- Vàng mã
- Đĩa trái cây tươi
- 1 đĩa trầu cau
- Đèn cầy hoặc nến
- Rượu
- Thuốc lá
2. Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng
Ngoài mâm lễ vật thì các gia đình còn cần chuẩn bị 1 mâm cơm cúng Rằm tháng Giêng. Mâm cơm cúng Rằm thường gồm có 4 bát, 6 đĩa. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện của mỗi gia đình mà có thể tăng, giảm các đĩa, bát. Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng thường có:
- 1 đĩa bánh chưng hoặc xôi
- 1 đĩa thịt gà luộc
- 1 đĩa nem rán
- 1 đĩa rau củ xào
- 1 đĩa giò
- 1 đĩa hành muối/ củ kiệu muối
- 1 bát canh măng
- 1 bát canh mọc
- 1 bát miến
- 1 bát nước chấm
Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng cũng đầy đủ như mâm cỗ Tết
Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng ở mỗi vùng Bắc - Trung - Nam có thể thay đổi theo đặc điểm vùng miền. Người miền Trung thường có nem chua, người miền Nam thường có canh khổ qua…
3. Mâm cỗ chay cúng Rằm tháng Giêng
Đối với những gia đình không cúng cỗ mặn, có thể thay thế bằng cỗ chay.
- 1 đĩa xôi
- 1 đĩa chè
- 1 đĩa giò chay
- 1 đĩa nem chay
- 1 bát canh nấm chay
- 1 đĩa đậu hũ
- 1 đĩa rau củ xào thập cẩm
- 1 bát canh rau củ
Chuẩn bị mâm cỗ chay Rằm tháng Giêng
Mâm cỗ chay có thể thêm nhiều hoặc ít hơn các món chay theo sở thích của mỗi gia đình.
Cúng Rằm tháng Giêng vào giờ nào, ngày nào?
Thông thường cúng Rằm tháng Giêng được cúng vào chính rằm, tức là ngày 15 tháng 1 âm lịch. Nhưng theo điều kiện mỗi gia đình thì có thể cúng rằm vào khoảng từ ngày 14 - 15 tháng 1 âm lịch. Thời gian cúng rằm trước 19h ngày 15 tháng 1 âm lịch là được.
Về giờ cúng Rằm tháng Giêng, các gia đình có thể lựa chọn cúng vào giờ Thìn (7h-9h), giờ Ngọ (11h-13h), giờ (13h-15h) của ngày 15 tháng 1 âm lịch hoặc cúng vào giờ Thìn (7h-9h), giờ Tỵ (9h-11h) Giờ Thân (15h-17h), giờ Dậu (17h-19h) của ngày 14 tháng 1 âm lịch.
Văn khấn Rằm tháng Giêng chuẩn
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.
Tín chủ (chúng) con là: ……
Ngụ tại: ……..
Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm Canh Tý, gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…. nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời ông bà tiền chủ, hậu chủ tại gia về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành. 4 mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.
Khấn xong, vái 3 vái.
Văn khấn Rằm tháng Giêng bằng chữ Nôm
Duy!
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đệ ngũ thập …niên, …nguyệt, …nhật. …tỉnh, ……huyện,……xã (phường), …thôn.
Tín chủ chúng con là: … cung thừa phụ mẫu mệnh cập chư thúc mệnh, hiệp dữ bào đệ, tỷ muội, nội ngoại, tử, tôn, hôn, tế đẳng đồng gia gia kính bái.
Tư nhân: Lễ Trung nguyên (15 tháng 7).
Cẩn dĩ: Hương đăng (hương đèn nến), trà tửu (chè rượu), quả phẩm (hoa quả), phù lưu (trầu cau), trư nhục (thịt lợn), tư thành (xôi), hàn âm (gà), tỉnh quả (bánh trái), kim ngân minh y (vàng mã), đẳng vật chi nghi (các thứ khác), cung trần bạc tế.
Kính thỉnh: Bản gia đông trù tư mệnh táo phủ thần quân, bản đường tiên thánh, tiên sư, bản viên thổ công, bản gia ngũ tự tôn thần đồng lai giám cách.
Hiển: Tiên Tổ khảo, Tiên Tổ tỷ (trên kỵ) Cao Tổ khảo, Cao Tổ tỷ (kỵ) Tằng Tổ khảo, Tằng Tổ tỷ (cụ) Tổ khảo, Tổ tỷ (ông, bà) Khảo, Tỷ (cha, mẹ) Liệt vị chư tiên linh.
Kính kỵ: Tổ bá, tổ thúc, tổ cô, cập chư phụ vị, thương vong tòng tự, đồng lai hâm hưởng.
Tọa tiền viết: Trung nguyên lãnh tiết – Đại xá vong linh – Cung trần phỉ lễ – Thức biểu vi thành.
Cẩn cáo.
Gợi ý một số mâm cơm cúng Rằm tháng Giêng đẹp mắt
Mâm cỗ bao gồm giò, chè trôi nước, thịt gà, bánh bao, xôi, ram tôm, rau củ thập cẩm
Mâm cỗ cúng rằm tháng giêng đẹp ấn tượng
Mâm cỗ cúng rằng tháng giêng nhiều món
Mâm cỗ cúng đơn giản nhưng đầy đủ và đẹp mắt
Mâm cơm cúng rằm tháng giêng mang phong vị truyền thống
Mâm cơm đẹp mắt cúng rằm.