Mâm ngũ quả ngày tết 2021 gồm những quả gì, ý nghĩa và cách trang trí

Đặng Giang - Ngày 09/02/2021 11:35 AM (GMT+7)

Mâm ngũ quả ngày Tết là một mâm trái cây có nhiều thứ quả theo vùng miền được đặt lên bàn thờ cúng tổ tiên thể hiện mong ước của gia chủ qua những tên gọi, màu sắc của các loại quả.

Mâm ngũ quả ngày tết vừa là một mâm lễ dâng lên bàn thờ cúng tổ tiên, thần thánh, vừa thể hiện những mong ước, những nguyện vọng của gia chủ cho một năm mới nhiều may mắn, tài lộc. Hàng năm, cứ khoảng 28 - 29 tháng Chạp, sau khi các gia đình dọn dẹp bàn thờ gia tiên sẽ bày mâm ngũ quả, trang trí đẹp chuẩn bị đón năm mới.

Mâm ngũ quả ở mỗi miền Bắc - Trung - Nam đều có những loại quả không giống nhau hoàn toàn, mỗi vùng miền đều có những sản vật riêng và ý nghĩa riêng.

Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết

Mâm ngũ quả là một trong những thứ quan trọng cần phải có trên bàn thờ tổ tiên trong ngày Tết. Mâm ngũ quả thường có 5 loại quả khác nhau tùy vào mỗi vùng miền.

Ý nghĩa mâm ngũ quả là dâng cúng tổ tiên, thể hiện lòng hiếu thảo cũng như mong ước những điều tốt lành sẽ đến trong một năm mới.

Mâm ngũ quả ngày tết 2021 gồm những quả gì, ý nghĩa và cách trang trí - 1

Mâm ngũ quả thường có 5 loại tùy vào mỗi miền có sự khác nhau

Mâm ngũ quả có 5 loại quả khác nhau tượng trưng cho: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ tương ứng với kim loại - nước - gỗ - lửa - đất. Theo ngũ hành vạn vật được tạo nên bởi 5 hành thể hiện sự sinh chồi, nảy lộc, đơm hoa, kết trái, mang đến những may mắn.

Văn hóa ngũ hành này đã trở thành một nét đẹp truyền thống và ăn sâu vào tiềm thức của người Á Đông.

Theo quan niệm của dân gian, ngũ quả, 5 loại quả là một con số tốt thể hiện sự bền vững, mạnh mẽ. Ngũ quả thể hiện ước mong hòa hợp âm dương, sinh sôi, nảy nở, phát triển. Đây là mong ước của gia chủ đối với gia đình mình trong năm tới. Vì vậy, mâm ngũ quả ngày Tết với 5 loại quả là sản vật đặc trưng nhất sẽ được dâng lên với lòng thành kính.

Mâm ngũ quả gồm những quả gì?

Theo tâm thức của người Việt, “ngũ” thể hiện ngũ phúc lâm môn là Phú - Quý - Thọ - Khang - Ninh tương ứng với Giàu - Sang - Sống lâu - Mạnh khỏe - Bình an.

Còn theo quan niệm của Phật giáo thì ngũ tượng trưng cho “ngũ thiện căn” đó là Căn (lòng tin) - Tấn căn (ý chí kiên trì) - Niệm căn (ghi nhớ) - Định căn (tâm không loạn) - Huệ căn (sáng suốt).

Với quan niệm và ý nghĩa tâm linh, ngũ quả theo miền Bắc - Trung - Nam có khác nhau về loại quả. Cụ thể là:

- Mâm ngũ quả miền Bắc có những quả gì?: Chuối, bưởi, đào, hồng, quýt hay chuối, ớt, bưởi, quất, lê, ngoài ra cũng có thể thay thế bằng chuối, cam, táo, lê, quả trứng gà…

- Mâm ngũ quả miền Trung có những quả gì?: chuối, cam, quýt, đu đủ, xoài, có thể thay thế các loại quả khác như lê, lựu, đào, mai, phật thủ, táo, hồng, quýt, thanh long...

- Mâm ngũ quả miền Nam có những quả gì?: Mãng cầu Xiêm, dừa (hay dưa), đu đủ, xoài, sung ( hàm ý "Cầu sung vừa đủ xài"). Người miền Nam thường bay riêng 1 cặp dưa hấu đỏ bên cạnh.

Ý nghĩa các loại quả trong mâm ngũ quả ngày Tết

Mỗi miền sẽ có những loại quả khác nhau bày lên mâm ngũ quả. Ý nghĩa các loại quả đó sẽ là:

- Bưởi, cam, dưa hấu: Căng tròn, mát lạnh hứa hẹn một năm mới nhiều may mắn, ngọt ngào.

- Lê: Vị ngọt, thanh ngụ ý việc gì cũng suôn xẻ, trơn chu.

- Hồng, quýt: Màu vàng cam tươi mới, mạnh mẽ tượng trưng cho sự thành đạt.

- Lựu: Nhiều hạt tượng trưng cho con đàn cháu đống.

- Táo đỏ: Màu đỏ mang đến sự may mắn

- Thanh long: Tên gọi có ý nghĩa rồng mây hội ngộ

- Quả trứng gà: Có hình trái đào tiên với ý nghĩa lộc trời

- Quả dừa: có âm tương tự với "vừa" có ý nghĩa không thiếu.

- Quả sung: gắn với sự sung túc, viên mãn về sức khỏe và tiền bạc

- Đu đủ: Tên gọi vừa đủ, ý nghĩa thịnh vượng, đủ đầy

- Xoài: có âm na ná "xài" với ý nghĩa mong cầu tiền tài xài không thiếu.

Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết theo miền Bắc - Trung - Nam

Mỗi miền sẽ có loại quả riêng thể hiện phong tục, tập quán cũng như đặc điểm khí hậu vùng miền.

1. Cách bày mâm ngũ quả ngày tết miền Bắc

Mâm quả ngày Tết của miền Bắc được bày theo thuyết ngũ hành tương ứng với 5 sắc là Kim ( trắng) - Mộc (xanh) - Thủy (đen) - Hỏa (đỏ) - Thổ (vàng). Do đó những loại quả trong mâm quả của người Bắc thường có: Chuối, bưởi, quất/ quýt, đào, hồng…

Mâm ngũ quả ngày tết 2021 gồm những quả gì, ý nghĩa và cách trang trí - 2

Mâm ngũ quả miền Bắc không thể thiếu nải chuối xanh

Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc là để nải chuối xanh ở dưới cùng đỡ lấy các loại quả khác. Quả bưởi đặt vào giữa nải chuối, những quả quất/ quýt được rắt xung quanh nải chuối, quả hồng, đào được xếp lên trên nải chuối cùng với quả bưởi.

Mâm ngũ quả ngày tết 2021 gồm những quả gì, ý nghĩa và cách trang trí - 3

2. Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết miền Trung

Mâm ngũ quả của người miền Trung không đa dạng như miền Bắc và miền Nam do đặc điểm khí hậu. Người miền Trung thường không câu nệ hình thức, có thứ gì sẽ dâng thờ cúng thứ ấy bày tỏ lòng thành.

Mâm ngũ quả ngày tết 2021 gồm những quả gì, ý nghĩa và cách trang trí - 4

Người miền Trung không câu nệ hình thức, bày ngũ quả theo các loại quả có sẵn

Các loại quả trên mâm ngũ quả miền Trung gồm có thanh long, chuối, dưa hấu, mãng cầu, dứa, sung, cam, quýt...Các loại quả được xếp theo hình tháp hoặc hình long phụng, có 1 cặp dưa hấu đỏ đặt cân đối 2 bên.

3. Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết miền Nam

Mâm ngũ quả miền Nam có sự chọn lọc so với miền Bắc và miền Trung. Người miền Nam kiêng đặt những quả có âm tương đồng với sự xui xẻo như chuối tương đồng với “chúi” thể hiện sự đi xuống. Người miền Nam cũng không bày quả cam bởi quan niệm “quýt làm cam chịu” không may mắn.

Vì vậy, mâm ngũ quả miền Nam thường gồm những loại quả như mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài… với hàm ý “Cầu sung vừa đủ xài” tức là cầu sự sung túc vừa đủ xài. Mâm ngũ quả của người miền nam còn thường có quả thơm và 2 quả dưa hấu đỏ bày 2 bên với ngụ ý cầu sự may mắn.

Cách bày mâm ngũ quả miền Nam là đặt quả đu đủ, dừa, xoài lên mâm trước để lấy thế, sau đó bày những quả khác lên theo hình tháp.

Mâm ngũ quả ngày tết 2021 gồm những quả gì, ý nghĩa và cách trang trí - 5

Mâm ngũ quả miền Nam cũng khá đa dạng về loại quả

Mâm ngũ quả ngày tết 2021 gồm những quả gì, ý nghĩa và cách trang trí - 6

Mâm ngũ quả ở mỗi miền đều có sự khác nhau về loại, tuy nhiên, đặc điểm chung nhất là tất cả các loại quả đều phải là quả còn tươi, bóng đẹp và phải được rửa sạch trước khi bày lên mâm. Tất cả những quả hỏng, quả thối đều phải bỏ ra trong quá trình trưng bày mâm ngũ quả.

Một số lưu ý khi bày mâm ngũ quả ngày tết 2021

- Không bày những loại quả có gai: mít, dứa...

- Không bày những loại quả nặng mùi: Sầu riêng...

- Không bày hoa quả giả

- Không bày hoa quả chín quá vì mâm ngũ quả thường để vài ngày nên dễ bị hỏng

- Nên mua những quả tươi và có lá, lá trên quả cũng nên là 1 lá, 3 lá hoặc 5 lá. Lá ở đây sẽ tượng trưng cho lộc và sự may mắn.

- Hoa quả cần được rửa sạch trước khi bày

- Khi đặt lọ hoa và mâm ngũ quả trên bàn thờ, gia chủ lưu ý là “ đông bình tây quả”, lọ hoa sẽ ở phía bên trái bàn thờ còn mâm bồng bên phải tượng trưng cho đơm hoa kết trái mang lại tài lộc.

Nắm được mẹo sau đảm bảo chị em chọn được mâm ngũ quả đẹp, để cả Tết không lo hỏng
Mâm ngũ quả ngày Tết vừa là biểu hiện của sự thành kính, hiếu thảo dâng cũng tổ tiên vừa tượng trưng cho những nguyện ước mà gia chủ mong muốn trong...

Đặng Giang
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tết nguyên đán