Ăn mì tôm bao năm nhưng chắc hẳn bạn chưa biết về những sự thật ngã ngửa này!
Mỳ tôm có thể được coi là món ăn "quốc dân" vì được rất nhiều người ưa thích ở mọi lứa tuổi. Mì tôm có nhiều hương vị khác nhau. Sự hấp dẫn chung của mì tôm chính là độ dai dai, thơm thơm pha chút cay cay vô cùng thú vị. Cũng có những loại mì tôm dành riêng cho những người không ăn được cay. Mì tôm không chỉ ăn liền mà có thể đem nấu cùng các nguyên liệu khác, biến món ăn bình dân thành sang trọng hơn nhiều.
Tuy nhiên, ăn mì tôm bao năm nhưng chưa chắc nhiều người đã biết về những ẩn ý của nhà sản xuất gợi ý trên bao bì hộp mì. Dưới đây là một số sự thật mà nhiều người sẽ phải ngã ngửa và hối tiếc vì mình biết quá muộn.
1. Thực ra, cốc mì nào cũng có gợi ý mực nước nhưng không ai biết
So với mì gói thì mì đựng trong cốc thuận tiện hơn trong việc ăn liền. Bạn chỉ việc bóc cốc mì ra, đổ nước sôi vào, nếu thích có thể thêm thanh xúc xích, thịt nguội vào ăn kèm, đậy nắp lên chỉ vài phút sau là có mì để thưởng thức.
Tuy nhiên, nếu pha mì như vậy sẽ có lúc bạn thấy vừa miệng, có lúc lại thấy nhạt vì không biết đổ nước như thế nào cho đủ. Nhưng thực tế, trên bao bì của hộp mì luôn có một “cơ chế nhỏ” mà nhà sản xuất gợi ý, có thể giúp ích rất nhiều cho chúng ta. Vấn đề kiểm soát mực nước thêm vào có thể nói là rất thiết thực nhưng lại ít người biết.
Khi sản xuất mì ăn liền, nhà sản xuất đã tạo ra một vạch trên cốc mì, để người ăn có thể nhìn vào đó, đổ nước đúng đến vạch đó thì hương vị món mì sẽ hoàn toàn vừa miệng, không bị mặn hay nhạt.
2. Nắp của cốc mì có thể biến thành bát đựng mì
Thực ra còn có một cách ăn mì rất tiện lợi mà mọi người không mấy để ý, đó là cốc mì tôm còn thực sự đi kèm một chiếc bát nhỏ. Cái bát này chính là nắp trên cốc đựng mì ăn liền.
Vì chất liệu của chiếc nắp này tương đối dày và nó cũng không thấm nước nên chúng ta có thể lấy nó xuống và cuộn nó vào một cái bát hình chóp nhỏ. Khi mì quá nóng, bạn có thể gắp mì từng chút một ra chiếc bát này rồi thưởng thức nó một cách từ từ, vô cùng thiết thực phải không nào?
3. Vì sao sợi mì lại lượn sóng?
Thực tế mì ăn liền vốn là một thực phẩm đã được chiên chín. Nhà sản xuất cố tình để sợi mì cong và lượn sóng như vậy để bột mì có thể dễ giãn nở khi chiên. Nếu để thẳng có lẽ sợi mì sẽ dễ bị đứt gẫy khi chiên.
Bên cạnh đó, rõ ràng, chúng ta có thể nhận ra mì tôm cong như vậy nó sẽ tiết kiệm được diện tích khi đóng bao bì, như vậy góp phần tiết kiệm chi phí đóng gói cho nhà sản xuất. Nhờ đó, giá của gói mì tôm thường là không cao, phù hợp với tất cả mọi người.
Cuối cùng thì, như đã nói ở trên, mì tôm đã được chiên chín nên nó dễ bị đứt gẫy. Do vậy, với hình dạng cong và lượn sóng như vậy nó sẽ dễ dàng hơn trong việc vận chuyển, hạn chế việc gẫy dập, làm ảnh hưởng tới hương vị của mì.
Và sự thật là chúng ta đều phải công nhận, sợi mì xoăn như vậy dễ gắp khi ăn.
4. Gói gia vị cho vào lúc nào thì thích hợp?
Nếu bạn có thời gian để nấu mì, thì trước tiên hãy chần qua mì với nước sôi để loại bỏ bớt các chất béo có trong sợi mì tôm.
Chuẩn bị một nồi nước, cho gói gia vị, rau thơm... có trong túi mì vào, đun sôi. Để ý lượng nước cần vừa đủ để khi nấu lên sẽ vừa miệng. Nấu trước gia vị như vậy giúp cho dầu có trong mì và tinh bột của sợi mì không bị kết tủa, nhờ đó, nước mì không bị đặc, mùi thơm hấp dẫn, trong và thanh hơn.
Khi nước sôi, lúc này bạn mới cho mì vào. Nếu thích bạn có thể cho thêm các nguyên liệu khác đã được sơ chế hoặc nấu chín như tôm, xúc xích, thịt bò, rau cải... vào nấu cùng. Nấu khoảng 2-3 phút là mì ăn được!
Như vậy, gói gia vị cho vào mì nên cho vào nước nấu trước và nấu riêng nhé!