Ngày nay thời gian ít, một số kiêng kị không được lưu truyền nên ít người biết cách tỉa chân hương, bao sái (dọn dẹp, lau chùi ban thờ thần linh, gia tiên) để mời các cụ về ăn Tết).
Theo tục cổ truyền của người Việt, Táo quân gồm hai ông và một bà, tượng trưng là 3 cỗ "đầu rau" hay "chiếc kiềng 3 chân" ở nơi nhà bếp của người Việt ngày xưa.
Táo quân cũng còn gọi là Táo Công, là vị thần bảo vệ nơi gia đình mình cư ngụ và thường được thờ ở nơi nhà bếp, cho nên còn được gọi là Vua Bếp.
Vị Táo quân quanh năm chỉ ở trong bếp, biết hết mọi chuyện trong nhà, nên để Vua Bếp "phù trợ" cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu ông Trời rất trọng thể.
Vào ngày 23 tháng Chạp, Táo quân sẽ cưỡi cá chép lên Thiên đình để báo cáo mọi việc lớn nhỏ trong nhà của gia chủ với Ngọc Hoàng Thượng đế. Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình.
Do đó, từ xa xưa, người dân Việt đã ngưỡng mộ lòng chung thủy của Ông Táo và thờ cúng Ông Táo với hi vọng Táo Quân sẽ giúp họ giữ “bếp lửa” trong gia đình luôn nồng ấm và hạnh phúc.
Bếp lửa là nguồn sống, nơi nuôi dưỡng tâm hồn (Ảnh: Đ. Tuỳ)
Ni sư Thích Diệu Ngân - Phó trưởng Ban trị sự GHPG Thành phố Hải Dương, trụ trì chùa Linh Sơn Vạn Phúc cho rằng: "Theo quan niệm của nhà Phật, việc tôn vinh bếp lửa trong ngày 23 tháng Chạp là tôn vinh những vị Thần đã có công giúp chăm lo cho gia đình trong năm".
Việc tôn vinh này tuỳ thuộc vào tâm hướng Phật của mọi người, không có một quy định nào cụ thể cả. Tuy nhiên, đây là một nét đẹp văn hoá dân gian và từ trước đến nay dân ta vẫn thực hiện.
Nhà sử học Tăng Bá Hoành (Nguyên Giám đốc Bảo tàng tỉnh Hải Dương) khẳng định: "Bếp lửa có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người từ thời tiền sử, không có lửa con người không tiến bộ được. Không có lửa chúng ta không nấu chín được thức ăn để nuôi sống chính bản thân và giúp ta tồn tại".
Cho nên lửa gắn liền với bếp, bếp gắp liền với sự tích ông Công, ông Táo. Dù cách gọi có khác nhau thì vai trò của bếp lửa đối với gia đình người Việt là rất quan trọng. Ở nước Đức, bếp lửa là nguồn sống, có ý nghĩa tương tự như Tổ quốc.
Kính trọng các vị Thần tức là chúng ta tôn trọng bếp lửa (Ảnh: Đ. Tuỳ)
Để quan trọng hoá bếp lửa thì phải có ông Thần giữ bếp - Táo quân. Có nhiều truyền thuyết xung quanh vấn đề này, nhưng thực chất là tôn vinh cái bếp, nhờ bếp lửa mà chúng ta sống.
Khi tưởng tượng chúng ta không tìm ra lửa thì thì cuộc sống sẽ thế nào. Nếu như đợt rét lịch sử gần 40 năm vừa rồi mà không có lửa có lẽ chúng ta không thể tồn tại .
Cuối năm ông Táo coi bếp đi báo với Thiên đình tất cả những việc làm xấu tốt trong gia đình. Vì trong cái bếp có gì các vị Thần biết hết. Từ đó trở thành một thứ tín ngưỡng không khác gì là thờ Thần tài trong truyền thuyết.
Cũng theo nhà sử học Tăng Bá Hoành, khi tôn trọng bếp lửa, tức là chúng ta tôn trọng các vị Thần của gia đình. Vì vậy, chúng ta phải thắp hương và thả cá chép.Thắp hương là biểu hiện cho sự kính trọng. Khi thắp hương như một sự thông báo việc gia đình tôn thờ các vị Thần.
Người đời nghĩ rằng khi làm như vậy người quá cố sẽ nghe thấy để về chứng dám, thể hiện sự trong sáng kính trọng thiêng liêng nhất.
Do vậy, dù chúng ta sống bất cứ ở hoàn cảnh nào, thời kỳ nào thì việc tôn vinh bếp lửa trong ngày 23 tháng Chạp là việc nên làm của mỗi người và mỗi gia đình.
Với nhiều chị em văn phòng thường có ít thời gian chuẩn bị các mâm cỗ đầy đủ theo truyền thống nên có thể tham khảo mâm cỗ cúng ông Táo đơn giản tại đây nhé. |