Vợ chồng U60 gìn giữ bánh Trung thu gia truyền, mùa dịch vẫn "cháy hàng", bán 40-50 nghìn cái

Hồng Nhung - Ngày 21/09/2021 09:30 AM (GMT+7)

Gần 80 năm trải qua bao thăng trầm lịch sử, cô Lương - đời thứ 3 theo nghiệp gia truyền làm bánh Trung Thu của gia đình vẫn lưu giữ vẹn nguyên sản phẩm văn hóa ấy cho đêm Tết đoàn viên.

Năm nào cũng vậy, bắt đầu từ tháng 7 âm lịch, gia đình chú Nguyễn Quốc Hùng và cô Phạm Thị Thanh Lương (58 tuổi, Xuân Đỉnh, Hà Nội) lại tất bật với những mẻ bánh Trung Thu để kịp phục vụ mọi người.

Năm nay, dù dịch COVID-19 bùng phát, diễn biến phức tạp, Hà Nội giãn cách xã hội vào đúng mùa Trung Thu gây nhiều khó khăn trong đi lại, giao hàng nhưng những người yêu mến chiếc bánh Trung Thu truyền thống vẫn luôn nhớ đến tiệm bánh của gia đình cô chú Hùng Lương để tìm về những hương vị xưa cũ quen thuộc thuở nào.

Vợ chồng U60 gìn giữ bánh Trung thu gia truyền, mùa dịch vẫn amp;#34;cháy hàngamp;#34;, bán 40-50 nghìn cái - 1

Vợ chồng U60 gìn giữ bánh Trung thu gia truyền, mùa dịch vẫn amp;#34;cháy hàngamp;#34;, bán 40-50 nghìn cái - 2

Xuân Đỉnh (nay là phường Xuân Tảo) từ lâu đã nổi tiếng với làng nghề làm bánh Trung Thu. Năm nào cũng vậy cứ vào khoảng đầu tháng 7 âm lịch, ở nơi đây lại trở nên nhộn nhịp với tiếng lách tách của những chiếc khuôn bánh khi được gõ vào nhau cùng hương thơm đặc trưng của những chiếc bánh Trung Thu mới ra lò. Mùi thơm ấy phả vào trong làn gió se, len lỏi vào từng ngóc ngách của làng Xuân Đỉnh mỗi khi thu về khiến người ta vấn vương, quyến luyến không thôi.

Hiện nay ở làng Xuân Đỉnh vẫn còn khoảng vài chục hộ gia đình làm nghề truyền thống đang gìn giữ hương vị bánh Trung Thu của đất Hà thành, trong đó gia đình cô chú Hùng Lương là một trong những gia đình làm bánh lâu đời nhất ở làng và có nhiều đóng góp xây dựng làng nghề.

Cô Lương kể, tính đến nay gia đình cô đã làm bánh Trung Thu được 3 đời khoảng gần 80 năm từ thời ông nội đến bố cô và bây giờ là cô. Trong đó, bố cô là một trong những người đầu tiên làm bánh ở làng và đồng thời cũng là người góp phần xây dựng làng nghề bánh Trung Thu Xuân Đỉnh. Từ xưa ông được biết đến là thợ bánh ở Bodega Tràng Tiền rồi về làng mở thương hiệu riêng.

Vợ chồng cô Lương chú Hùng - đời thứ 3 nối nghề làm bánh Trung Thu gia truyền.

Vợ chồng cô Lương chú Hùng - đời thứ 3 nối nghề làm bánh Trung Thu gia truyền.

Sinh ra trong gia đình làm nghề, ngay từ nhỏ đã phụ giúp và theo bố làm bánh nên sau khi lấy chồng, cô cùng chú Hùng đã tính ra làm riêng, xây dựng thương hiệu của riêng mình thừa hưởng những tinh túy từ người cha – bậc thầy của nghề bánh. Và tính đến nay tiệm bánh của gia đình cô cũng được hơn 30 năm.

Nói đến đây, cô Lương tâm sự, sinh ra trong gia đình nhà nghề nên kỷ niệm về Trung Thu đối với cô không bao giờ quên được. Cô còn nhớ, hồi nhỏ gia đình làm bánh bán nên cảm giác về không khí Trung Thu rất đặc biệt, hơn hẳn các gia đình khác. “Trung Thu ngày xưa của tôi vui lắm. Gia đình làm bánh nên hồi đó, cứ đêm rằm Trung Thu, các bạn cùng lớp tiểu học lại sang nhà tôi chơi để được được ông ngoại làm cho một chiếc bánh Trung Thu “mặt trăng” thật to phá cỗ”, cô Lương cười nhớ lại.

Vợ chồng U60 gìn giữ bánh Trung thu gia truyền, mùa dịch vẫn amp;#34;cháy hàngamp;#34;, bán 40-50 nghìn cái - 4

Vợ chồng U60 gìn giữ bánh Trung thu gia truyền, mùa dịch vẫn amp;#34;cháy hàngamp;#34;, bán 40-50 nghìn cái - 5

Cô Lương cho hay, hơn 30 năm nối nghề, để có thể gìn giữ và phát triển thương hiệu bánh Trung Thu gia truyền của gia đình đến nay, vợ chồng cô trải qua rất nhiều khó khăn, nhất là thời bao cấp nguyên liệu khan hiếm khó mua.

Không những vậy, ngày xưa chưa hiện đại có lò nướng tiện nghi như bây giờ, gia đình cô nướng bánh phải dùng lò than, có giai đoạn phải dùng củi, rơm và chỉ không cẩn thận một chút hay chưa biết cách điều chỉnh lửa thì cùi bánh sẽ bị cháy, bánh sẽ không được ngon nữa. Sau này vào những năm 2000, gia đình cô bắt đầu sử dụng lò điện để nướng bánh. Nhờ đó khâu làm bánh được giảm thiểu thời gian để nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất.

Mặc dù cách nướng bánh qua mỗi thời kỳ thay đổi nhưng công thức làm bánh và việc lựa chọn nguyện liệu vẫn được cô ưu tiên chú trọng để giữ nguyên hương vị truyền thống. Chính vì vậy cho đến tận bây giờ, giữa rất nhiều các thương hiệu đình đám nhưng chiếc bánh Trung Thu truyền thống giản dị của gia đình cô vẫn có sức hút đặc biệt, níu chân biết bao thực khách.

Vợ chồng U60 gìn giữ bánh Trung thu gia truyền, mùa dịch vẫn amp;#34;cháy hàngamp;#34;, bán 40-50 nghìn cái - 6

Được biết, mỗi mùa Trung Thu, gia đình cô Lương phải tất bật từ sáng sớm đến tối muộn. Trung bình, cô làm từ 6h sáng đến 7-8h tối, có khi cao điểm phải làm đến 11-12h đêm để kịp phục vụ. Dẫu mệt mỏi nhưng nhìn tình cảm yêu mến của mọi người cô lại cố gắng bởi cô biết đó không chỉ là tình yêu mà còn là niềm tự hào với nghề truyền thống của gia đình.

Theo cô Lương, để làm được chiếc bánh ngon, níu chân bao thực khách nhớ mãi không quên quan trọng nhất là khâu chọn lựa nguyên liệu bởi nguyên liệu có ngon, chất lượng thì chiếc bánh mới ngon được. Và trong những chiếc bánh truyền thống, gia đình cô đều sử dụng 100% nguyên liệu tự chế biến.

“Thịt gà để làm nhân gà quay hay mỡ dùng làm mỡ đường và các nguyên liệu khác tôi đều phải lấy ở chợ từ sáng sớm để có được hàng tươi mới. Còn lại mỗi nhà làm bánh đều có bí quyết gia truyền riêng, đó là công thức làm nên sự khác biệt của thương hiệu bánh nhà mình so với các nhà khác. Vợ chồng tôi vẫn cố gắng giữ gìn truyền thống gia đình và không quên đổi mới theo thời đại để cung ứng những chiếc bánh ngon nhất, chuẩn nhất tới tay khách hàng”, cô Lương thổ lộ.

Mỗi vụ Trung Thu gia đình cô phục vụ khoảng 40-50 nghìn bánh.

Mỗi vụ Trung Thu gia đình cô phục vụ khoảng 40-50 nghìn bánh. 

Nhờ những bí quyết gia truyền thừa hưởng từ người cha – bậc thầy làng nghề mà mùa Trung Thu năm nào cũng vậy gia đình cô tất bật làm 40-50 nghìn bánh để phục vụ nhu cầu của mọi người. Đến bây giờ, cô Lương vẫn nhớ mãi một vị khách quen thuộc nhà ở Trần Khát Chân năm nào cũng đến mua bánh. Dù mỗi lần chỉ mua 1-2 chiếc về ăn nhưng ngày nào vị khách đặc biệt ấy cũng đến mua liên tục.

Suốt 30 năm làm bánh, cô thấy vui, hạnh phúc khi bánh nhà mình được khách tin tưởng ủng hộ, khen ngợi. Thậm chí, nhiều thực khách vừa mua về ăn thử ít phút đã gọi lại đặt thêm số lượng lớn để đem biếu. Đó chính là niềm vui lớn nhất của cô trong suốt những năm tháng làm nghề, được mọi người luôn tin tưởng, yêu thích dẫu bánh công nghiệp, bánh homemade, bánh hiện đại phát triển nhiều.

Vợ chồng U60 gìn giữ bánh Trung thu gia truyền, mùa dịch vẫn amp;#34;cháy hàngamp;#34;, bán 40-50 nghìn cái - 8

Cô Lương bộc bạch, năm nay Trung Thu đúng thời điểm dịch COVID-19 bùng phát, cô cũng gặp nhiều khó khăn, nhất là về nhân công bởi dịch bệnh không thể tập trung nhiều người làm được, số lượng bánh bán cũng thấp hơn mọi năm một chút vì khách lẻ không đến mua được tận nơi do dịch.

Thế nhưng, cô không thấy phiền lòng, buồn bởi nhà cô vẫn có lượng khách sỉ nhiều và phân phối nhiều nơi trên cả nước cũng như được khách cũ, khách quen ủng hộ nhiệt tình khi bán online. Không những vậy, mấy năm nay cô có sự hỗ trợ đắc lực của con trai giúp phát triển, quảng bá nghề gia truyền mà cha ông để lại như bán hàng online trên các trang thương mại điện tử mùa dịch và sử dụng công nghệ quản lý bán hàng nhanh chóng, tốt hơn.

Đối với cô, chỉ cần được làm, được đem tới cho khách hàng giá trị từ chiếc bánh thơm ngon, đảm bảo an toàn, sức khỏe cho mọi người là cô cũng cảm thấy vui. Vợ chồng cô sẽ cố gắng gìn giữ những bí quyết gia truyền và phát triển nghề bánh, truyền lại cho con cháu trong nhà để lưu giữ vẹn nguyên sản phẩm văn hóa ấy cho đêm Tết đoàn viên.

Hơn nửa thế kỷ thăng trầm của chiếc bánh Trung thu trong căn nhà cổ phố Hàng Điếu
Cho tới giờ, cả hai vợ chồng cô Trịnh Bích Hằng - chủ cơ sở bánh Trung thu cổ truyền Ninh Hương, và mọi người trong gia đình cũng không nói chính xác...

Nhân vật Bếp Eva

Hồng Nhung (Ảnh: NVCC)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tết Trung Thu