Bữa cơm Tuấn Hưng tiếp đãi anh em tại nhà toàn những món ăn truyền thống đậm "mùi Tết".
Tuấn Hưng được biết là nam ca sĩ rất hiếu khách, giọng ca Tìm lại bầu trời thường xuyên mời những anh em, bạn bè của mình tới nhà riêng ăn nhậu. Anh nhiều lần khoe những bữa ăn tại gia lên mạng xã hội, trong đó có rất nhiều món nhưng toàn những món truyền thống thân quen chứ không phải sơn hào hải vị gì xa lạ.
Mới đây, ông xã của Chủ tịch Hương Baby cũng đăng tải một bữa ăn tiếp khách ở nhà và thổ lộ: "Lúc nào nhà cũng có khách, có bạn tới thăm bố mẹ và gia đình. Đó thật sự là điều quý báu lắm. Năng lượng cuộc sống của mình chính là tình yêu thương của anh em. Tết tết tết … Tết đến rồi".
Tuấn Hưng chia sẻ hình ảnh mẹ ruột bên những người anh em, bạn bè của mình đầy tình cảm. Trong nhà cũng có rất nhiều người bên bàn ăn. Anh cho biết nhà lúc nào cũng có khách.
Chính vì vậy, những mâm cơm như thế này cũng thường xuyên được gia đình nam ca sĩ làm tiếp đãi mọi người. Có thể thấy những món ăn đậm mùi Tết như bánh chưng, giò thủ, dưa hành, gà nướng, chân giò luộc, cải xào nấm hay các món rất dân dã gồm rau muống luộc, canh ốc, đậu phụ rán...
Có lẽ vì những món ăn quá ngon và những cuộc ăn nhậu tiếp khách liên miên dịp cận Tết nên Tuấn Hưng đã hài hước chỉnh sửa ảnh mình thành "béo ú" làm mọi người bật cười.
Nam ca sĩ từng chia sẻ hình ảnh tiếp đãi Diva Thanh Lam tại nhà mình, với nhiều món ngon truyền thống, không cầu kỳ nhưng đủ ngon miệng, hao cơm như nem tai, đậu sốt cà chua, rau muống xào tỏi, dưa cải chua, canh chua, còn có món ăn mang đậm hương vị Tết là giò thủ.
Đây là tác giả của những bữa cơm ngon nhà Tuấn Hưng, đó chính là người mẹ ruột chân chất cùng cô vợ đảm đang.
Canh ốc tía tô, gà nướng, chân giò giả cầy, mực mix sá sùng... là những món mà mẹ và vợ Tuấn Hưng rất hay làm mỗi khi có khách, nam ca sĩ và các thành viên trong gia đình cũng thích.
Hay có khi Tuấn Hưng cùng bố ruột và các anh em được nhậu cùng những đĩa lòng dồi hấp dẫn. Đây được coi là món "quốc hồn quốc túy" của dân nhậu.
Những bữa lẩu đa dạng cũng thường xuyên diễn ra tại nhà Tuấn Hưng với sự tham gia của nhiều anh em thân thiết. Bằng Kiều cũng từng tới ăn nhà đàn em.
Giò thủ là một món ăn xuất hiện nhiều lần trong bữa ăn nhà Tuấn Hưng. Đây cũng là món ăn đặc trưng của Tết. Nếu muốn làm, bạn có thể tham khảo công thức sau: Nguyên liệu: - 2kg thịt heo bao gồm 2 tai, 1 mũi, 1 lưỡi, 400g thịt chân giò - 100g nấm hương khô - 150g mộc nhĩ khô - 5 củ hành khô - 50g hạt tiêu (thêm nếu bạn thích cay) - Lá chuối và dây lạt hoặc dây nilon (cần mua nếu bạn thích gói bằng lá chuối hoặc nếu không thì thay thế bằng chai nhựa) - Hạt nêm, nước mắm, hành tím và hạt tiêu nêm theo khẩu vị - Khuôn bằng inox. Cách thực hiện: Bước 1: Sơ chế nguyên liệu - Thịt heo rửa và làm sạch, để ráo nước. Sau đó cho tất cả phần da đầu heo, lỗ tai heo và thịt nạc vào chung một nồi luộc chín. Thịt luộc vừa chín và vớt ra ngay không nên luộc nhừ sẽ khiến món giò thủ (giò xào) không dai và giòn. Sau đó, bạn thái thịt thành những lát mỏng vừa ăn. - Lá chuối rửa sạch, lấy khăn thấm hết nước và để khô - Hành tím bóc bỏ vỏ, rửa sạch, đập dập và cắt nhỏ. - Mộc nhĩ ngâm nước nóng khoảng 7-10 phút cho nở hoàn toàn, sau đó vớt ra đem cắt bỏ chân và rửa sạch. Sau đó thái chỉ. - Nấm hương ngâm nước nóng khoảng 3 phút, cắt bỏ phần chân bị đen rồi rửa sạch và thái chỉ tương tự mộc nhĩ. - Khuôn làm giò rửa sạch và phơi khô. Bước 2: Ướp nguyên liệu với gia vị Cho thịt lợn tai mũi vào ướp cùng gia vị, chỉ cho chút bột canh, bột ngọt và hạt tiêu thôi nhé, để khi xào giò thủ sẽ nêm thêm nếu cảm thấy chưa vừa. Ướp thịt với tỉ lệ 1 muỗng hạt nêm, 1 muỗng nước mắm, 1/2 muỗng đường, 1 muỗng hành tím băm nhỏ và 1 muỗng cafe tiêu. Tất cả trộn đều, để thịt ngấm gia vị trong khoảng 30 phút. Bước 3: Xào giò thủ Tiến hành xào thịt heo, chờ cho chảo nóng đều thì cho 1 muỗng dầu ăn vào lắc đều mặt chảo. Sau đó, bạn cho 1 muỗng hành tím băm nhỏ vào phi thơm. Khi hành phi dậy mùi thơm, cho tất cả thịt heo đã ướp vào xào, đảo đều tay. Nêm thêm 1/2 muỗng hạt nêm và 1/2 muỗng mắm vào, tiếp tục đảo đều cho thịt ngấm gia vị và chín đều. Cũng từ thao tác này mà có lẽ nó còn gọi với tên khác là giò xào. Khi thịt heo săn lại, bạn cho tất cả nấm mèo và nấm hương đã thái nhỏ vào. Đun trên bếp có độ lửa vừa cho đến khi thịt heo ra thêm mỡ, nấm cũng đã ngấm gia vị thì tắt bếp. Không nên xào giò quá chín vì sẽ làm giò bị khô, cứng ăn sẽ không ngon. Bước 4: Cách gói giò thủ - Phương pháp làm giò thủ bằng lá chuối: Để làm lá chuối mềm hơn giúp cuốn thịt dễ dàng thì bạn nên hơ lá chuối qua lửa nhỏ trước khi gói hoặc chần qua nước sôi. Trải lá chuối trên 1 mặt bằng phẳng như mặt bàn hoặc sử dụng mâm, chú ý ngửa mặt trong của lá chuối lên trên. Thịt sau khi xào thịt xong sử dụng môi cho thịt ra 1 phía đầu của lá chuối. Chú ý cho thịt ra gói khi còn nóng, nếu để nguội khi gói thịt sẽ không có sự kết dính không ngon. Sử dụng tay quấn lá chuối theo hình tròn từ phần thịt đến hết lá chuối. Chú ý nếu lá chuối bị rách chì có thể lót thêm, và bóp chặt tay khi gói. Khi quấn hết lá chuối dùng 1 dây lạt buộc quanh giò sau đó bóp ngang 1 đầu lá chuối cho kín để thịt không rơi ra rồi dựng ngược giò lên sao cho phần bóp ngang ở dưới. Gấp lá chuối kín phía trên của giò sau đó lật ngược lại để gấp phía dưới. Sau khi gấp xong 2 đầu của giò dùng dây buộc dọc 2 đầu giò. Sau khi buộc dây ta dùng tay lăn giò trên mặt phẳng để cho giò tròn và đẹp mắt khi sử dụng Phương pháp làm giò thủ bằng khuôn: - Khuôn giò inox rửa sạch (loại khuôn này bạn có thể tìm mua trong các siêu thị nhé, rất sẵn có) - Múc thịt xào còn nóng sốt vào, nhồi thịt thật chặt trong khuôn trước khi vặn vít chặt lại. - Khi nào khuôn giò nguội hẳn thì bạn cho vào trong tủ lạnh để khoảng 3 tiếng đồng hồ cho giò đông lại, rồi sử dụng giấy bạc thực phẩm hoặc lá chuối gói giò lại, buộc kín và bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần. Phương pháp làm giò thủ bằng chai nhựa: - Chai nhựa rửa sạch đem phơi ráo nước. Cắt bỏ phần đầu chai và đục vài lỗ nhỏ ở đáy chai để giò có chỗ thoát khí. - Khi thịt vẫn còn nóng cho vào chai và nén thật chặt để thịt lấp đầy chai, không có kẽ hở, bạn có thể dùng chày để nén. - Dùng túi nilon hoặc lá chuối bọc phần miệng chai lại rồi cho vào tủ lạnh 8 tiếng là có thể dùng được. Bước 5: Bảo quản và sử dụng Khi gói giò thủ xong bạn để vào ngăn mát tủ lạnh. Nếu không có tủ lạnh có thể để nơi khô thoáng. Có thể dùng một chậu nước và để cách mặt nước ngăn kiến, côn trùng (tương tự như hấp cách thủy). Chỉ sau 8h ép giò là bạn có thể lấy ra sử dụng. Hương vị giò thủ (hay giò xào) thơm ngon, béo và khi rất dai. Bạn có thể tiến hành xào thêm cho giò nóng để ăn ngon hơn. Giò thủ ngon là khi ăn sần sật, miếng thịt chắc phải bó giò thật chắc tay bạn cần chú ý nhé. |