12 năm mà 1 người về hưu như bố chồng tiết kiệm được 1 khoản không nhỏ. Trong khi ông còn phải chủ động bao nhiêu khoản chi tiêu hàng tháng.
Khi tôi về nhà làm dâu thì mẹ anh đã mất nhiều năm trước. Nhà chỉ có anh và bố chồng sống nhưng thường ngày anh cũng ở trên thành phố làm việc, thỉnh thoảng mới về quê ăn với ông 1 bữa cơm.
Sau khi 2 đứa đám cưới, chúng tôi cũng làm việc và mưu sinh trên thành phố nên càng ít có thời gian về quê hơn. Đặc biệt sau sinh con đầu lòng, vì chủ quan kế hoạch 1 thời gian quá dài nên nội tiết tố và dự trữ buồng trứng của tôi bị giảm sút nhanh. Do đó vợ chồng tôi rất vất vả chạy chữa, điều trị. Đã mấy năm nay mà vợ chồng vẫn chưa có tin vui thứ 2.
Đã mấy năm nay mà vợ chồng vẫn chưa có tin vui thứ 2. (Ảnh minh họa)
Bao nhiêu tiền của kiếm được, cả 2 đều đã dồn hết vào hành trình tìm con thứ 2. Cũng may bố chồng ở quê dù đã về hưu rất lâu nhưng sức khỏe còn ổn. Hàng ngày ông có thể tự chăm sóc bản thân nên chọn sống ở quê để có người bầu bạn. Biết 2 con khó khăn, ông chưa từng yêu cầu phải hỗ trợ hàng tháng. Ông còn nói mức lương hưu 9 triệu/tháng đủ để ông có cuộc sống thoải mái về già.
Một lần tranh thủ ngày cuối tuần tôi đưa con gái lớn về quê thăm ông nội. Trong lúc bố chồng và con dâu nói chuyện, ông cũng hỏi về chuyện 2 vợ chồng đã và đang mong con. Ông còn bảo thiếu tiền sẽ cho 100-200 triệu mà tìm con.
Tôi ngạc nhiên nhưng thấy ông nói vậy thì từ chối vì nghĩ bố chồng ở quê không có tiền. Nhưng ông bảo thật ra ông cũng có 1 khoản tiền tiết kiệm dù không nhiều lắm. 12 năm qua ông về hưu thì cũng tiết kiệm được 1 tỷ phòng thân từ lương hưu hàng tháng của mình.
12 năm mà 1 người về hưu như bố chồng tiết kiệm được vậy là 1 khoản không nhỏ. Trong khi ông còn phải chủ động bao nhiêu khoản chi tiêu hàng tháng. Nhưng ông nói hàng tháng tiền sinh hoạt của ông không nhiều. Ông chỉ tiêu tiền thức ăn, điện nước và thi thoảng chi tiền đám hiếu hỉ họ hàng nên mỗi tháng chưa tiêu hết 1,5 triệu đồng.
Vì không có bệnh tật nặng nên ông không phải đến bệnh viện khám chữa bệnh. Nhiều khi đau đầu, sốt, ông ra hiệu thuốc mua uống vài ngày thuốc là khỏi. Ông cũng nói giờ tuổi cao sức yếu, không biết sống được đến bao giờ nên không muốn phiền con cái phải lo toan. Vì thế ngay từ khi về hưu ông chủ động để dành tiền phòng thân.
Chúng tôi chỉ bận rộn với cuộc sống riêng mà không bao giờ hỏi xem bố cần gì, sống thế nào, ốm đau thế nào cũng không biết. (Ảnh minh họa)
Bố chồng tôi nghĩ đến các con như vậy nên tự chủ cuộc sống của mình, còn chúng tôi thì sao chứ? Bao năm làm dâu, thật sự cả tôi và chồng chưa bao giờ thực sự quan tâm đến cuộc sống của ông. Chúng tôi chỉ bận rộn với cuộc sống riêng mà không bao giờ hỏi xem bố cần gì, sống thế nào, ốm đau thế nào cũng không biết. Nghĩ lại, tôi ngượng chín mặt với bố chồng.
Tôi có nên tận dụng số tiền bố chồng cho để đi tìm nguyên nhân thực sự khiến tôi có chỉ số AMH thấp không nhằm sớm có tin vui?
Nguyên nhân khiến chỉ số AMH thấp là gì?
Chỉ số AMH thấp là khi hàm lượng hormone AMH trong máu của phụ nữ thấp hơn mức bình thường. Thông thường, chỉ số AMH thấp được xem là dưới 1 ng/ml.
Những nguyên nhân dẫn đến chỉ số AMH thấp có thể bao gồm:
Tuổi tác: Chỉ số AMH thấp thường xảy ra ở phụ nữ sau tuổi 30 và có xu hướng giảm dần theo tuổi.
Tiền mãn kinh: Chỉ số AMH thấp cũng có thể là dấu hiệu của tiền mãn kinh, khi sản xuất hormone AMH bị giảm dần.
Bệnh lý buồng trứng đa nang (PCOS): PCOS không chỉ gây ra chỉ số AMH cao mà còn có thể dẫn đến chỉ số AMH thấp. Điều này do các buồng trứng trong PCOS không hoạt động bình thường và không sản xuất đủ hormone AMH.
Chỉ số AMH thấp có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ theo hai hướng:
Khả năng thụ thai: Chỉ số AMH thấp có thể làm giảm khả năng thụ thai của phụ nữ, đặc biệt là ở những phụ nữ có tuổi tác cao hoặc bị vô sinh do PCOS.
Nguy cơ sảy thai: Một số nghiên cứu cho thấy chỉ số AMH thấp có thể làm tăng nguy cơ sảy thai ở phụ nữ.