Người mẹ chồng đã phản ứng dữ dội với con dâu đang mang bầu.
Cô Lý Thần Hi đến từ Quảng Đông (Trung Quốc) đang mang thai ở tháng thứ 8 và đã chuẩn bị chu đáo tất cả những gì cần thiết để đón bé yêu chào đời. Tuy nhiên, cô đang phải đối mặt với sự phản đối gay gắt từ người mẹ chồng khó tính của mình.
Theo cô Lý, sau khi kết hôn, vợ chồng cô không sống chung với bố mẹ chồng mà mua một căn chung cư riêng. Tuy nhiên, cả hai gia đình cũng không cách nhau quá xa, chỉ mất chưa đầy 10 phút đi bộ là đến. Cặp đôi khi nào rảnh rỗi sẽ qua nhà bố mẹ chồng ăn cơm.
Mẹ chồng Lý Thần Hi là một người phụ nữ rất mạnh mẽ, luôn gánh vác những công việc quan trọng của gia đình. Tuy nhiên, bà cũng là người nóng tính nhất nhà, nhất là mỗi khi tâm trạng không tốt hay cảm thấy khó chịu. Nếu có điều gì không vừa ý bà, mẹ chồng của cô Lý sẵn sàng mắng cả chồng và con trai.
Dù bà bầu cần có chế độ ăn uống bổ dưỡng để đảm bảo sự phát triển của thai nhi nhưng mẹ chồng cô Lý lại muốn con dâu hạn chế ăn nhiều để sinh thường cho tiết kiệm. (Ảnh minh họa)
Bà và cô Lý Thần Hi không hợp tính nhau. Mẹ chồng cô luôn soi xét con dâu từng tý một. Nhiều lần bà chê bai cô là vụng về, không biết nấu ăn và quán xuyến nhà cửa. Nhận thấy mẹ chồng quá khó tính và không dễ để gần gũi, tần suất cô đến nhà bố mẹ chồng dùng cơm cứ ít dần đi.
Sau khi kết hôn được gần 1 năm, người phụ nữ phát hiện mình có thai. Dù bà bầu cần có chế độ ăn uống bổ dưỡng để đảm bảo sự phát triển của thai nhi nhưng mẹ chồng cô Lý lại muốn con dâu hạn chế ăn nhiều để sinh thường cho tiết kiệm. Mỗi lần sang nhà mẹ chồng, thấy cô ăn nhiều là bà lại nhắc nhở.
Càng ngày, mâu thuẫn giữa bà bầu này với mẹ chồng ngày càng lớn. Mẹ chồng cô thường áp dụng những quy tắc ăn uống từ thời xa xưa không còn phù hợp để yêu cầu con dâu làm theo ý mình. Quá mệt mỏi, cô Lý đã bàn với chồng sau sinh khi con, cô sẽ thuê một bảo mẫu để chăm sóc hai mẹ con. Bởi vì cô sợ rằng, thời gian mình ở cữ với mẹ chồng sẽ là một "cơn ác mộng".
Trước đó mẹ chồng cô cũng nói bóng nói gió chuyện sẽ chăm sóc con dâu ở cữ theo quan niệm truyền thống đó là không được tắm gội 1 tháng, ăn cháo nóng và ở trong phòng kín, không được đi ra ngoài. Nghĩ tới đây thôi, cô Lý đã cảm thấy rùng mình.
Cả hai mẹ con bất đồng chuyện ở cữ sau sinh. (Ảnh minh họa).
Chi phí thuê bảo mẫu mà cô Lý dự định bỏ ra là khoảng 8.000 nhân dân tệ (hơn 27 triệu đồng). Khi mẹ chồng biết Lý Thần Hi muốn thuê bảo mẫu trông nom, bà đã nổi giận đùng đùng với con dâu. Bà nói rằng, cô Lý mang thai không thể đi làm, con trai bà là người duy nhất kiếm tiền nuôi gia đình. Việc thuê bảo mẫu rất tốn kém, trong khi bà đang nhàn rỗi lại không được con dâu tin tưởng.
Bà trách con dâu là kẻ chỉ biết “đốt tiền”. Tuy nhiên, mẹ bầu này đã giải thích rõ rằng, quan niệm ở cữ của bà không còn phù hợp với tình hình hiện tại. Chế độ chăm sóc mẹ bầu sau sinh đã thay đổi nhiều. Cô cũng nói rằng không muốn mẹ chồng vất vả vì tuổi bà đã cao. Rất may chồng cô Lý đã khuyên giải và thuyết phục mẹ mình, giảm bớt không khí căng thẳng trong nhà.
Những quan niệm sai lầm về "kiêng cữ" cho phụ nữ sau sinh:
- Nằm than: Việc này dễ khiến trẻ sơ sinh bị ngạt, ảnh hưởng đến não của trẻ. Làn da em bé cũng có thể bị bỏng nhẹ hoặc rôm sảy.
- Kiêng tắm gội: Các bác sĩ khuyên nên kiêng tắm rửa tầm 3 – 5 ngày sau sinh, không nên nằm cữ đến 2 tuần hay cả tháng. Tình trạng vệ sinh không sạch sẽ tạo điều kiện cho mụn nhọt và các vi khuẩn gây hại có cơ hội phát triển và tấn công sản phụ.
- Phòng ngủ phải kín gió: Trên thực tế, phòng của các mẹ nên để không khí lưu thông và ánh nắng chiếu vào giúp cho sự lưu thông trong không khí tốt hơn, giúp diệt các vi khuẩn, nấm mốc.
- Tránh vận động: Phụ nữ sau sinh thường được khuyên nằm một chỗ trừ những lúc đi vệ sinh, còn đâu thì nên ở trên giường. Thực ra, việc thiếu vận động dễ khiến cho bạn mắc chứng tắc động mạch, làm trì trệ sự phục hồi của các bộ phận như: Khoang chậu, trực tràng, bang quang,….