Cùng mẹ chồng đi khám thai, thấy bóng dáng quen thuộc ở hành lang bệnh viện tôi khóc đến ngất đi

Cẩm Tú - Ngày 10/12/2023 11:00 AM (GMT+7)

Khi đang ngồi chờ khám, tôi bỗng nhìn thấy một bóng dáng quen thuộc ở hành lang bệnh viện. Nhìn kỹ, tôi mới phát hiện ra đó chính là bố mình.

Tôi đã là mẹ của một bé trai 3 tuổi, bây giờ lại đang mang thai đứa con thứ hai. Siêu âm đó là một bé gái, vậy là vợ chồng tôi có đủ nếp đủ tẻ rồi, còn gì hơn thế nữa chứ.

Thế nhưng đứa thứ 2 này “hành” tôi quá. Tôi ốm nghén nghiêm trọng sút mất mấy kg, ngửi thấy mùi gì cũng buồn nôn, thậm chí có khi uống nước lọc cũng nôn luôn.

Lo lắng cho sức khỏe của tôi và đứa trẻ trong bụng, bố mẹ chồng và ông xã khuyên tôi nghỉ làm ở nhà để mẹ chăm sóc, bồi bổ, chứ ốm nghén thế này thì sức đâu mà trụ nổi. Nghe lời khuyên, tôi đành xin nghỉ làm ở nhà.

Thật may, tôi có một bố chồng tuyệt vời, một mẹ chồng siêu tâm lý. Bố mẹ chăm con dâu mà còn chu đáo hơn cả con gái. Biết tôi nghén nặng, mẹ chồng liên tục thử làm món này đến hết món kia cho con dâu ăn. Ngay cả bố chồng cũng thường xuyên xem tin tức về thai kỳ để tìm cách giúp tôi bớt khó chịu khi ốm nghén.

Tuy ốm nghén mệt mỏi nhưng được bố mẹ chăm sóc từng li từng tí một như vậy tôi cảm thấy rất ấm lòng và biết ơn. Nhiều lúc nghĩ, có khi nào kiếp trước tôi giải cứu thế giới nên kiếp này mới được gả vào một gia đình tốt như vậy.

Tôi mang thai, bố mẹ chồng chăm sóc từng chút một. (Ảnh minh họa)

Tôi mang thai, bố mẹ chồng chăm sóc từng chút một. (Ảnh minh họa)

Chồng thì bận công việc, anh thường xuyên phải đi công tác nên ít dành thời gian ở nhà với vợ con. Anh bận bịu như vậy cũng là để cho mấy mẹ con tôi có cuộc sống tốt hơn mà thôi. Biết là thế nhưng thi thoảng tôi vẫn buồn và chạnh lòng lắm, nhất là khi đi khám thai. Thấy bà bầu khác được chồng đưa đi, còn mình thì đi một mình hoặc đi cùng mẹ chồng, sao không tủi thân được cơ chứ?

Cách đây mấy hôm, tôi lại tới bệnh viện khám thai. Đúng lúc đó chồng lại đang đi công tác. Đã bảo mẹ chồng ở nhà đi, tôi có thể tự đi một mình được nhưng mẹ không yên tâm nên nhất quyết đòi đi theo bằng được. Vậy là hai mẹ con lại dắt tay nhau vào bệnh viện.

Khi đang ngồi chờ khám, tôi bỗng nhìn thấy một bóng dáng quen thuộc ở hành lang bệnh viện. Nhìn kỹ, tôi mới phát hiện ra đó chính là bố mình. Chẳng phải bố mẹ đang ở quê sao? Bố lên thành phố khi nào, sao không báo với tôi một tiếng? Mà có chuyện gì bố lại tới bệnh viện?

Thực ra từ khi lấy chồng, tôi rất ít về nhà bố mẹ đẻ, thường chỉ gọi điện thoại hỏi thăm thôi. Phần vì quê xa, đi lại vất vả, phần vì bận công việc rồi con nhỏ nữa. Thành ra, đã nửa năm nay tôi chưa về thăm bố mẹ rồi.

Khi đi khám thai, tôi bỗng nhìn thấy bố mình ở bệnh viện. (Ảnh minh họa)

Khi đi khám thai, tôi bỗng nhìn thấy bố mình ở bệnh viện. (Ảnh minh họa)

Sững sờ một lúc, tôi lớn tiếng gọi bố. Thấy con gái, bố ngạc nhiên lắm. Trước những câu hỏi của tôi, bố liên tục né tránh khiến tôi sinh nghĩ đã có chuyện gì đó không hay xảy ra.

Lưỡng lự một lúc, bố mới nói mẹ bị ung thư dạ dày nên bố đưa mẹ tới bệnh viện lớn ở thành phố chữa trị. Hóa ra bố mẹ biết tôi có thai nên giấu nhẹm đi, không muốn để chuyện này ảnh hưởng đến tôi.

- Sức khỏe con vốn không tốt lại ốm nghén nghiêm trọng. Sợ con lo lắng, buồn phiền quá độ mà gặp bất lợi với sức khỏe, với đứa trẻ trong bụng nên bố mẹ mới giấu.

Vì con, tôi cố gắng giữ bình tĩnh khi biết tin sét đánh đó. Nhưng khi nghe bố nói tình trạng của mẹ không khả quan, tôi đã khóc đến mức ngất đi.

Mấy ngày nay tôi ăn không ngon, ngủ không yên, lúc nào cũng nghĩ đến bệnh tình của mẹ rồi tự trách bản thân vì chưa làm tròn được chữ hiếu. Ông xã và bố mẹ chồng liên tục khuyên nhủ tôi hãy cố gắng vực lại tinh thần vì đứa con trong bụng, nhưng sao tâm trạng tôi có thể bình thường như trước được cơ chứ?

Tâm lý mẹ bầu ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi thế nào?

Tâm lý của mẹ bầu trong 9 tháng mang thai không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển mà còn “góp phần” hình thành tính cách của trẻ. Nếu mẹ bầu luôn vui vẻ, thoải mái thì đứa trẻ sinh ra sẽ lạc quan, hay cười và thông minh hơn. Nếu mẹ hay căng thẳng, lo lắng thì con phải đối mặt với nhiều nguy cơ như:

- Ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu mẹ bị suy sụp tinh thần thì quá trình trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi sẽ không thuận lợi, khiến con không có đủ chất dinh dưỡng để phát triển, nhất là phát triển não.

- Trẻ có nguy cơ tăng động cao: Khi mẹ bầu bị lo lắng, căng thẳng, cơ thể sẽ liên tiếp sản sinh ra cortisol và dolpamine – 2 loại hormone gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Đáng nói, 2 loại hormone này có thể “truyền” qua cho thai nhi thông qua nhau thai, khiến hệ thần kinh của trẻ không ổn định, làm tăng nguy cơ mắc chứng tăng động ở trẻ sau khi chào đời.

- Ảnh hưởng khả năng ngôn ngữ của trẻ: Nếu mẹ gặp vấn đề tâm lý trong thời gian mang thai, trẻ sau khi chào đời cũng dễ gặp vấn đề về khả năng ngôn ngữ, biểu hiện thường gặp là chậm nói.

- Ảnh hưởng tính cách trẻ: Những mẹ bầu thường xuyên cáu gắt cũng sinh con dễ nổi giận.

Cùng mẹ chồng đi khám thai, thấy bóng dáng quen thuộc ở hành lang bệnh viện tôi khóc đến ngất đi - 3

Trước ngày ly hôn, vợ mặc váy ngủ đứng cuối giường rồi 2 đứa quên luôn phải ra tòa
Ban đầu cô ấy cứ lấy cớ bận bịu chăm con sơ sinh mà bỏ quên luôn cả chồng.

Tâm sự bà bầu

Theo Cẩm Tú
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tâm sự bà bầu