Mới đẻ đã bị chồng đuổi, mẹ chồng bê cơm cữ vào để quyển sổ đỏ chót trên mâm khiến tôi ôm mặt khóc

Thảo Nguyên - Ngày 08/01/2023 12:00 PM (GMT+7)

Ngày tôi sinh, chồng cũng chẳng vào viện đoái hoài đến vợ con. Anh bảo sinh nở và đẻ đái là việc của đàn bà, đàn ông không nên đến gần chỉ mang xui xẻo.

Tôi và chồng đến với nhau do mai mối mà chẳng có tình yêu. Anh trước đó đã có rất nhiều mối tình còn với tôi, anh là mối tình đầu. Cũng bởi từ nhỏ tính tôi nghiêm túc, học xong là đi làm, không dễ yêu đương lăng nhăng.

Do nhà chồng chỉ có 2 mẹ con vì ông bà đã ly hôn từ lâu nên sau cưới vợ chồng tôi ở chung với mẹ anh. Nhà neo người, chồng lúc nào cũng chỉ coi tôi là ô sin. Mọi việc trong nhà tôi phải phục vụ hết.

Cùng đi làm như nhau nhưng chưa bao giờ tôi thấy anh chia sẻ việc nhà với vợ. Đã vậy lúc nào anh cũng mặt sưng mày xỉa chê bai vợ xấu, lề mề, lười. Nói chung làm gì tôi cũng phải nhìn sắc mặt và thái độ của anh.

Dù ở cữ nhưng làm gì tôi cũng phải nhìn sắc mặt và thái độ của chồng. (Ảnh minh họa)

Dù ở cữ nhưng làm gì tôi cũng phải nhìn sắc mặt và thái độ của chồng. (Ảnh minh họa)

Trong khi đó mẹ chồng tôi dù ít nói nhưng bà cũng thương con dâu lắm. Tuy nhiên bà ít dám can thiệp vào chuyện của 2 con. Khi nào thấy con trai quát mắng vợ thái quá, bà mới đứng ra nói 1-2 câu thì bị anh quát lại luôn. Khi bị con trai nói lại, bà lại im không dám nói thêm. Vì thế có nhiều lúc tôi cảm tưởng như bà cũng sợ con trai, chẳng dám đứng về phía con dâu.

Sau 2 năm kết hôn thì tôi cũng có bầu. Cứ nghĩ khi vợ có bầu thì thái độ của chồng sẽ khác. Nhưng mang bầu tôi càng trở nên chậm chạp và mệt mỏi hơn nên nhiều việc nhà không thể làm hết phải nhờ mẹ chồng. Chồng lại ngứa mắt gây chuyện, cự cãi với vợ suốt. Thậm chí nhiều thời điểm anh còn dọa đuổi vợ bầu khỏi nhà.

Ngày tôi sinh, chồng cũng chẳng vào viện đoái hoài đến vợ con. Anh bảo sinh nở và đẻ đái là việc của đàn bà, đàn ông không nên đến gần chỉ mang xui xẻo. Trong suốt những ngày tôi ở viện chỉ có mẹ chồng chăm con dâu và cháu nội. Những ngày tôi ở cữ, dù bà bận việc đồng áng nhưng cũng đến bữa là chạy về cơm nước cho.

Dù mới đẻ nhưng tôi chẳng ngày nào yên thân với chồng. Ngày nào anh cũng mắng tôi lười biếng, vô tích sự khi chỉ biết nằm. Vừa sinh tôi chạnh lòng và mệt mỏi nên đôi coi cự cãi lại. Anh lại lớn tiếng đuổi mẹ con tôi khỏi nhà.

Bao buồn tủi vì bị chồng đối xử như vậy, tôi định bụng bế con đi thật. Nhưng nhà ngoại thì xa mà trong người tôi cũng không có nhiều tiền nên lại uất nghẹn nán lại chờ thời cơ.

Trưa ấy mẹ chồng đi làm về lại tranh thủ nấu nướng, bê mâm cơm lên tận phòng cho con dâu đẻ. Bà giục tôi dậy ăn. Dù chẳng muốn ăn vì đang chán nhưng nể bà nên tôi cũng ra ăn cơm.

Ngoài các món cơm cữ cho bà đẻ, tôi còn thấy mẹ chồng để một cuốn sổ đỏ ở cạnh đó. Chưa hiểu chuyện gì thì bà đã bảo:

“Tất cả nhà này mẹ đã sang tên hết cho con rồi. Nhà này là của con, không ai có quyền đuổi con đi đâu được, cứ ở lại đây với mẹ”.

Cứ nghĩ bà lầm lũi không nói gì mà lại thương con dâu bị chồng bạo hành tinh thần. Bà còn bảo, giờ đã giao tất cả nhà cửa cho, mẹ con tôi cứ yên ổn mà ở lại đây. Cầm sổ đỏ trong tay mà tôi chỉ biết ôm bà khóc.

Nghe mẹ chồng nói mà tôi bất ngờ quá. (Ảnh minh họa)

Nghe mẹ chồng nói mà tôi bất ngờ quá. (Ảnh minh họa)

Mẹ chồng còn bảo, tính chồng tôi đã cục cằn vậy, hoàn cảnh gia đình thế nên tôi đừng quá áp lực và mệt mỏi mà hãy học cách nói ra nỗi lòng và thư giãn… để tâm lý thoải mái hơn, tránh bị trầm cảm sau sinh. Nghe mẹ chồng nói mà tôi bất ngờ quá.

Giờ tôi không còn sợ bị chồng lớn tiếng đuổi nữa. Tôi sẽ tập trung ở cữ và chăm con nhưng phải làm sao để có 1 tinh thần thoải mái khi ở cữ như mẹ chồng bảo đây mọi người?

Cách để có 1 tinh thần thoải mái, tránh trầm cảm sau sinh khi ở cữ?

Nói ra nỗi lòng

Hãy trò chuyện ngay với bác sĩ tâm lý khi thấy bạn thấy lo lắng, buồn bã sau khi sinh. Tất cả những người mới làm mẹ đều phải tự điều chỉnh cuộc sống của mình mỗi ngày, một số sẽ cảm thấy việc điều chỉnh này là quá sức nên dẫn đến lo lắng, buồn bã.

Cảm xúc lúc vui, lúc buồn là chuyện khó tránh khỏi, tuy nhiên, bạn càng chuẩn bị kỹ tinh thần làm mẹ bao nhiêu thì càng giúp bạn dễ dàng điều tiết cảm xúc bấy nhiêu sau khi đứa trẻ ra đời.

Học cách thư giãn

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng đứa trẻ mới sinh sẽ phát triển tốt hơn nếu có một bà mẹ thư thái.

Mẹ mới sinh con dành ít nhất 15 phút mỗi ngày để thư giãn, dù là hít thở sâu, thiền hay ngâm mình trong bồn tắm, sẽ dễ vượt qua các áp lực làm mẹ hơn những người không dành thời gian để thư giãn.

Tranh thủ ngủ khi con ngủ

Bà mẹ nào cũng đều được khuyên là hãy tranh thủ chợp mắt khi con ngủ, nhưng hầu hết đều không chú ý đến lời khuyên này. Họ dành thời gian rảnh để dọn dẹp giường ngủ hay làm việc vặt. Nhưng thực tế, mẹ mới sinh con nên tranh thủ ngủ đề bù lại những lúc thức trông con sẽ ít bị trầm cảm hơn.

Hãy nghĩ làm mẹ như một sự thay đổi về công việc

Hầu hết phụ nữ đều biết rằng những tháng đầu tiên làm mẹ sẽ rất căng thẳng, nhưng họ thường không lường trước được cụ thể những căng thẳng đó là gì.

Vì thế, hãy tự nhủ với mình rằng “các con là công việc của mình”, những thứ khác như đọc tin tức có thể đợi sau khi hoàn thành công việc.

Tìm cách nhận càng nhiều giúp đỡ càng tốt

Nếu cảm thấy quá tải hoặc mệt mỏi, bạn cần cho phép bản thân chủ động nhờ mọi người giúp đỡ chứ không phải ngồi đợi người khác lên tiếng giúp bạn. Hãy loại bỏ các công việc vặt trong nhà, để bạn bè mang bữa tối đến cho bạn hoặc nhờ chị/em gái hoặc mẹ chồng/mẹ ruột trông con để đi mua sắm.

Tham gia nhóm các bà mẹ mới sinh con

Thiếu giao tiếp với xã hội chính là thứ nuôi dưỡng bệnh trầm cảm. Hãy tham gia vào các hội nhóm của các bà mẹ mới sinh con như bạn để hiểu rằng không chỉ mình bạn đối mặt với áp lực, sự thay đổi từ khi có con. Chia sẻ và thấu hiểu sẽ giúp bạn giải toả sự căng thẳng.

Hãy luôn nhắn nhủ bản thân rằng điều tốt đẹp sẽ tới

Hãy nhớ rằng rồi con bạn sẽ lớn, rồi bạn sẽ trở lại với công việc. Chuyện ở nhà chăm con chỉ làm tạm thời khi con còn nhỏ. Những năm tháng tươi đẹp vẫn đang chờ bạn phía trước.

Con gái số hưởng ở cữ mẹ chồng giàu phục vụ tận tầng 3, tình cờ nhìn mâm cơm tôi khóc cả đêm
Thấy bà thông gia kỹ tính, tôi rất yên tâm. Nhà bà thông gia lại giàu sụ, chắc chắn con tôi ở cữ không phải thiếu thốn thứ gì.

Ăn uống sau sinh

Theo Thảo Nguyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chăm sóc sau sinh