Bẵng đi chục năm không liên lạc, không rõ cuộc sống của nhau ra sao. 2 năm sau, tôi gặp và yêu Tuấn. Anh hơn tôi 8 tuổi, tính tình hiền hậu, tình cảm, yêu thương chân thành.
Trước kia tôi đã có quãng thời gian sống trong địa ngục vì hồi đó còn trẻ nên yêu đương mù quáng. Thấy Khải kiếm được nhiều tiền liền đâm đầu vào yêu. Lúc theo đuổi tôi anh rất si tình, sáng đến đón đi ăn, chiều học xong đưa đi chơi, tối hát hò, ăn uống.
Tôi không biết Khải làm gì nhưng thỉnh thoảng lại mua quà cho mình nên rất vui. Đến khi tôi học năm cuối đại học anh bảo:
“Anh thuê nhà rồi, em ở kí túc xá bất tiện lắm, chuyển ra ngoài ở với anh cho thoải mái”.
Yêu hơn năm, tôi có bầu, Tuấn dẫn tôi về giới thiệu gia đình. (Ảnh minh họa)
Đó cũng bắt đầu quãng thời gian sống không khác gì địa ngục. Khi mới yêu, Khải chiều chuộng bao nhiêu thì về sống chung anh cục cằn, thô bạo bấy nhiêu. Không chỉ thế, anh ăn chơi cờ bạc, thắng không sao, thua là về trút bực tức lên người tôi. Thế nên dù chưa lấy nhau nhưng hơi tí là anh động tay động chân. Có lần tôi đòi chia tay liền bị anh trói vào giường đánh đến ngất đi. Tôi chạy trốn mấy lần nhưng anh đến tận trường tìm, về hẳn quê dọa nạt cả bố mẹ.
Biết không thể gắn bó với người đàn ông tệ bạc ấy, ra trường tôi trốn luôn khỏi cuộc đời hắn, đi tìm một nơi khác ở xin việc làm. Bẵng đi chục năm không liên lạc, không rõ cuộc sống của nhau ra sao. 2 năm sau, tôi gặp và yêu Tuấn. Anh hơn mình 8 tuổi nhưng hiền hậu, tình cảm, yêu thương tôi chân thành.
Yêu hơn năm, tôi có bầu, Tuấn dẫn tôi về giới thiệu gia đình. Bố mẹ anh còn làm cơm mời cả họ hàng tới xem mặt cháu dâu tương lai. Trong lúc cùng mọi người chuẩn bị cỗ, tôi giật mình nghe giọng nói quen thuộc phía ngoài sân. Theo phản xạ, tôi quay ra để rồi chết lặng thấy Khải. Không thể ngờ, anh lại là anh họ của Tuấn. Nhận ra tôi, Khải cười nhăn nhở. Tranh thủ không ai để ý, anh ta lại gần ghé tai tôi thì thầm:
“Em trốn kỹ thế. Để anh tìm mấy năm nay. Hóa ra em lại về đây làm em dâu anh cơ đấy”.
Nhìn Khải, tôi như “bay mất nửa phần hồn”, mặt mũi tái xám, chân run không đứng nổi. Hoảng quá, tôi định bỏ chạy luôn nhưng Khải kéo lại bảo:
“Yên tâm, chuyện của tôi với em trước kia đã là quá khứ. Dù thế nào, giờ em cũng sắp làm em dâu của tôi rồi, tôi sẽ không bới chuyện cũ ra làm gì nên em không phải căng thẳng hay lo lắng”.
Nhìn Khải, tôi như “bay mất nửa phần hồn”, mặt mũi tái xám, chân run không đứng nổ.i (Ảnh minh họa)
Khải hứa sẽ không để lộ chuyện xưa của tôi với anh nhưng thực sự từ hôm gặp Khải, tôi luôn sống trong lo âu sợ hãi. Tôi lo rằng rồi một ngày nào đó chồng và gia đình anh biết chuyện trước đây tôi đã từng sống thử với anh họ chồng thì cuộc đời tôi biết sẽ đi về đâu?
Thú thực, nếu không phải bản thân đang mang bầu đứa con của Tuấn, có lẽ tôi sẽ chủ động rút khỏi chuyện tình cảm ngang trái này. Giờ vì con, tôi đành nhắm mắt bước tiếp, không còn lựa chọn nào khác. Có điều, cuộc gặp mặt hôm ấy khiến tôi căng thẳng, tâm lý bất an, nhiều đêm mất ngủ. Tôi sợ tâm trạng của mình sẽ ảnh hưởng tới cái thai nhưng bản thân không thể nào thoát khỏi nỗi sợ trong lòng. Tôi hoang mang, không biết nên làm gì với hoàn cảnh của mình nữa.
Stress khi mang bầu ảnh hưởng tới thai nhi như thế nào?
Nếu sức khỏe của người mẹ tốt thì đương nhiên, thai nhi cũng được phát triển tốt và ngược lại. Khi mẹ bầu có tâm lý không vững vàng, stress thường xuyên thì bé sẽ không được phát triển khỏe mạnh. Dưới đây là một số nguy cơ của thai nhi khi mẹ bầu gặp căng thẳng:
- Thai nhi nhẹ cân: Những mẹ bầu gặp căng thẳng có xu hướng ăn quá nhiều, hoặc ăn quá ít, thậm chí bỏ bữa sẽ khiến cho thai nhi không được cung cấp cân bằng và đầy đủ dưỡng chất để phát triển. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho thai nhi dễ bị nhẹ cân và làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng cho trẻ trong tương lai.
- Trẻ chậm phát triển: Trong giai đoạn thai nhi bắt đầu hình thành và hoàn thiện cấu trúc não bộ mà mẹ bầu lại quá căng thẳng, sẽ có thể làm tăng co bóp tử cung dẫn đến kích ứng vùng nước ối. Từ đó, ảnh hưởng đến não bộ của trẻ.
- Trẻ bị rối loạn giấc ngủ: Đồng hồ sinh học của mẹ bầu và thai nhi có mối quan hệ mật thiết. Nếu mẹ bị rối loạn giấc ngủ do căng thẳng lo âu thì đứa trẻ cũng không thể có những giấc ngủ ngon.
- Trẻ bị rối loạn hành vi: Stress khi mang thai cũng là một nguyên nhân làm tăng nguy cơ hành vi của trẻ khi chào đời. Trẻ có nguy cơ cao bị tự kỷ, tăng động hay trầm cảm,…
- Trẻ bị dị tật: Đây là những trường hợp không phổ biến tuy nhiên, trên thực tế đã có một số mẹ bầu vì quá căng thẳng trong thời kỳ mang thai dẫn đến sinh ra con bị dị tật.
Theo các chuyên gia, các mẹ bầu cần biết rằng, giai đoạn mang thai thời điểm lý tưởng để bạn giảm bớt những “gánh nặng” không cần thiết. Thai phụ nên coi việc nghỉ ngơi là hàng đầu. Trong những trường hợp cần thiết, bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ từ người chồng, gia đình và bạn bè, đồng nghiệp. Hãy cắt giảm bớt việc nhà để nghỉ ngơi, đọc sách và vận động nhẹ nhàng để thư giãn, giúp tinh thần ổn định và tăng cường sức khỏe. Bạn có thể chọn yoga, thiền, hoặc đi bộ nhẹ nhàng,…