Những món ăn dân dã này của người dân Tây Nguyên đã trở thành đặc sản không thể bỏ qua đối với khách du lịch.
Cá lăng
Là loại cá được đánh bắt từ sông Serepok. Nó có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như: nướng muối thơm ngậy, vàng rộm, sau đó cuộn với rau sống, chuối xanh, bún, chấm nước mắm tỏi chanh; nấu lẩu với lá giang – loại lá có vị chua thanh nên khi nấu với cá nó sẽ khử được mùi tanh và làm cho thịt cá chắc hơn; chả cá lăng, cá lăng kho tộ, cá lăng om chuối,…
Cá lăng có thể chế biến thành nhiều loại khác nhau.
Gà nướng Bản Đôn
Đây vốn là món ăn dân giã của đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên. Nhưng ngày nay nó đã trở thành đặc sản không thể bỏ qua đối với du khách khi đặt chân nơi đây.
Nguyên liệu chính và quan trọng nhất của đặc sản này là thịt gà. Gà dùng để nướng phải là gà thả vườn chính hiệu, loại mới lớn chừng 1kg. Nếu quá nhỏ, thịt có mùi tanh, còn quá lớn sẽ bị dai.
Đây vốn là món ăn dân giã của đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên.
Gà sau khi được làm sạch mổ lấy ruột và để nguyên con, bẻ dẹt ra, ướp với muối ớt, sản băm nhuyễn và thêm chút mật ong rừng. 30 phút sau, hỗn hộp gà ướp cần được mang đi nướng trên than hồng cho đến khi chuyển sang màu vàng, bốc mùi thơm là có thể thưởng thức.
Gà nướng Bản Đôn thường chấm với muối ớt hoặc ăn kèm với cơm lam dẻo mềm. Nó có hương vị thơm ngon của sả và ngọt nước của từng sợi thịt gà…
Bò nướng đá
Thịt bò được chọn là những thớ thịt chắc nhưng không quá dai. Thịt sau khi làm sạch thái lát vừa phải rồi ướp với nhiều gia vị như đường, muối, tỏi, hành, sả,… rồi đưa lên nướng đá. Nướng bằng đá sẽ giúp thịt bò mềm, ngọt và thơm hơn. Món này chấm với nước mắm lá chanh và ăn kèm với một số loại rau rừng.
Lẩu lá rừng
Là sự tổng hợp của hơn 10 lá cây rừng, phần lớn được người dân bản địa phát hiện ra khi đi rừng. Mỗi loại lá được chọn kỹ lưỡng, không khắc nhau khi kết hợp với nhau. Món lẩu lá rừng còn có thêm các nguyên liệu như mắm thịt, tôm nõn, thịt luộc và nem thính.
Là sự tổng hợp của hơn 10 lá cây rừng.
Gỏi lá
Thành phần của món ăn này có tới hơn 40 loại lá khác nhau. Mỗi lá sẽ mang một đặc trưng riêng biệt và được lựa chọn rất chặt để không lẫn với loại chứa độc tố.
Du khách có thể ăn kèm với thịt ba chỉ luộc thái mỏng, tôm rang hoặc bì lợn trộn với riềng giã mịn. Sau đó bạn chấm với loại nước vô cùng đặc biệt: chế từ rượu, khử qua bằng dầu ăn rồi trộn cùng trứng vịt tạo nên chén nước chấm sền sệt, đậm đà, có màu vàng rất bắt mắt.
Gỏi lá ăn kèm với bì lợn trộn với riềng giã mịn hoặc thịt ba chỉ luộc.
Cơm lam
Được xem là món ăn đặc trưng nhất của ẩm thực Tây Nguyên. Trước kia nó là món ăn dân dã của người dân bản địa mang theo khi đi làm rẫy. Nhưng ngày nay nó đã trở thành một đặc sản hấp dẫn khách du lịch.
Để chế biến được món cơm lam, người dân đem gạo ngâm với một số loại lá qua đêm rồi cho gạo vào khoảng 2/3 ống nứa, đổ nước từ suối vào, dùng lá chuối bịt lại ở hai đầu và mang nướng trên than hồng. Khi nghe những tiếng nổ lách tách cũng là lúc hạt gạo bắt đầu nở dần.
Được xem là món ăn đặc trưng nhất của ẩm thực Tây Nguyên.
Vì được nấu theo cách này nên khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt thơm dẻo của gạo lẫn trong mùi nứa. Du khách có thể ăn cơm lam cùng với gà nướng, bò nướng hay muối vừng.