Nếu có dịp ghé thăm Yên Dũng (Bắc Giang) vào đúng dịp gió heo may, du khách sẽ được thưởng thức một đặc sản cực kỳ quý hiếm chỉ có ở nơi này.
Cứ vào tháng 10, tháng 11 hằng năm, người dân Bắc Giang lại rủ nhau đi tìm bắt loài đặc sản thơm ngon chỉ xuất hiện vào đúng thời điểm này, và chỉ ở một số nơi đặc biệt mới có, đó là những con cua da.
Không giống loại cua khác, cua da có cách sống khác biệt. Nó chỉ sống ở trong cách ghềnh đá, đoạn chảy qua sông Cầu thuộc địa phận một số xã ven sông huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Ninh. Loại cua này chỉ xuất hiện vào đúng mùa, càng lạnh cua lại càng “ra” nhiều hơn.
Cái tên cua da nghe rất lạ tai và thu hút sự tò mò của nhiều người. Nhìn bề ngoài, cua da khá giống với loại cua đồng, nhưng chân dài hơn, mình to hơn gấp 3 - 4 lần. Điểm khác biệt lớn nhất có lẽ nằm ở hai cặp càng có lớp lông như rêu bám vào. Không chỉ vậy, yếm của những con cua da cũng có lớp diềm rêu đặc biệt lạ. Và đây cũng chính là điểm thú vị để người dân cho ra đời cái tên cua da.
Về tên gọi của loại cua này cũng có không ít “dị bản” khác nhau: cua da, cua ra hay cua gia. Với mỗi cách gọi lại được người Bắc Giang lý giải theo những cách khác nhau. Như cách gọi “cua ra” được gắn với câu tục ngữ nổi tiếng “tháng 9 cua ra, tháng 3 cua vào”. Còn đối với cách gọi “cua da” vì có một lớp da trên càng nên được gọi luôn như thế. Riêng với cách gọi “cua gia”, lý giải vì nó hay nên gọi thôi.
Tuy nhiên, “cua da” là cái tên nói lên nét đặc trưng của loại cua này nên được nhiều người sử dụng nhất và cũng được gọi phổ biến ở Bắc Giang.
Cũng bởi không phải mùa nào cũng có cua da, và chỉ một số nơi nhất định mới có loài cua này, nên cua da cực kỳ hiếm và đắt đỏ. Ngoài Bắc Giang ra thì hầu như không thể mua cua da ở nơi nào khác. Chính bởi vậy nó được xem là đặc sản quý hiếm bậc nhất ở Bắc Giang.
Giá cua da trước đây khá rẻ, dưới 100.000 đồng/ kg. Nhưng sau đó do người dân tìm bắt cua này nhiều hơn khiến độ khan hiếm tăng lên nên giá thành dần đẩy cao. Hiện nay giá cua dao động từ 300.000-400.000 đồng/kg, tùy từng loại và theo từng thời điểm khác nhau.
Theo kinh nghiệm của người dân, loại cua đặc biệt lạ này có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Đó là cua hấp bia, cua chiên, cua nấu canh, cua rang muối… Mỗi món ăn cho một nét hương vị và độ hấp dẫn riêng. Trong đó, món cua hấp bia là ngon và đơn giản nhất.
Mua cua về bỏ vào thùng, cho nước vào xóc mạnh lên để bùn đất cát trôi ra ngoài hết. Sau đó, cua được xếp vào nồi, cho ít bột canh, xả, bia xâm xấp rồi cho lên bếp đun. Đun lửa nhỏ li ti cho đến khi chuẩn bị sôi thì vặn lửa to hẳn lên. Nước sôi trào lên thì tắt bếp, gắp cua ra. Việc đun lửa nhỏ giúp cho càng và chân không bị gãy, cua ngấm gia vị và ngon hơn.
Cua da khi chín có màu vàng hấp dẫn. Thịt cua ngọt, vỏ ở chân và càng mềm nên có thể dùng tay để ăn luôn chứ không cần dùng kẹp. Cua da ngọt thịt, chấm thêm ít gia vị, mù tạt, ít vị chanh chua nữa là ngon nhất. Đặc biệt, hiện món ăn đắt đỏ này thường được xuất hiện nhiều trong các nhà hàng, khách sạn… là nhiều