Đặc sản hiếm có khó tìm ở miền Tây, nay nổi tiếng khắp nơi vì hương vị lạ lẫm, ít người được thưởng thức

H.A - Ngày 05/06/2024 13:16 PM (GMT+7)

Dù có vị nhân nhẩn đắng nhưng càng nhai sẽ thấy càng ngọt, thơm. Những món ngon từ ốc đắng giờ đây đã vào trong nhà hàng, quán ăn, được thực khách gần xa tìm đến để thưởng thức.

Những ai sinh ra ở vùng sông nước miền Tây chắc hẳn không còn xa lạ với con ốc đắng. Tuy nghe tên đã thấy đắng ngắt nhưng loài ốc này gợi lên ký ức tuổi thơ thú vị mà bất cứ đứa trẻ miền sông nước nào cũng đã từng trải qua. 

Ốc đắng là loài nhuyễn thể có mình tròn, to cỡ đầu ngón trỏ, màu nâu thẫm, đuôi nhọn; phần trôn ốc xoắn tương tự như ốc gạo. Loài ốc này thường xuất hiện quanh năm nơi các ao, hồ, sông, rạch nơi đồng bằng miền Tây. Thịt ốc đắng có vị nhân nhẩn đắng nhưng càng nhai sẽ thấy vị rất ngọt và thơm. 

Đặc sản hiếm có khó tìm ở miền Tây, nay nổi tiếng khắp nơi vì hương vị lạ lẫm, ít người được thưởng thức - 1

"Trước đây ốc đắng có nhiều vô kể, ném tàu lá chuối, lá dừa hay một thanh gỗ xuống ao hồ, ngày hôm sau sẽ thấy ốc đắng bám kín mít. Hồi đó, bà con thường bắt ốc đắng về làm món ăn dân dã thường ngày, hoặc đãi khách ở xa.

Mấy năm nay, khi du lịch miền Tây phát triển, những món ngon từ ốc đắng mới được biết tới nhiều hơn. Bà con đi bắt ốc đắng về bán cho các nhà hàng, quán ăn, bán cho thương lái để nhập sỉ về các thành phố", anh Giang (ở Đồng Tháp) chia sẻ. 

Đặc sản hiếm có khó tìm ở miền Tây, nay nổi tiếng khắp nơi vì hương vị lạ lẫm, ít người được thưởng thức - 2

Đặc sản hiếm có khó tìm ở miền Tây, nay nổi tiếng khắp nơi vì hương vị lạ lẫm, ít người được thưởng thức - 3

Anh Giang nói thêm, cách mà người dân ở đây áp dụng để dẫn dụ con ốc đắng là chỉ cần những chiếc vỏ bao cũ, bao lúa hay bao đựng thức ăn cho cá, sau đó dùng các đoạn dây gân đen nối vào cục gạch thả xuống lòng sông. Vốn đầu tư ban đầu chỉ khoảng 1-2 triệu đồng, nhưng những bao và dây này có thể sử dụng quanh năm, thậm chí năm này qua năm khác. Thế nhưng, ốc đắng bây giờ không còn nhiều như trước.

Chị Bích (cũng là người dân ở miền Tây) cho biết tầm tháng 5, khi những cơm mưa đầu mùa trút xuống là lúc ốc đắng mập ú, ngọt và giòn nhất. Còn đến cuối mùa ốc ốm, ruột đầy con non, không ngon bằng.

"Mình còn nhớ mẹ thường ném vài tàu lá xuống ao, sáng hôm sau ốc đắng bám kín. Mẹ kéo chiếc tàu lá vào gần bờ, lựa những con to để lấy, còn con bé thì thả xuống để chúng tiếp tục lớn. Bây giờ ốc đắng hiếm hơn, không phải lúc nào muốn ăn cũng có sẵn", chị Bích nói thêm.

Từ món ăn dân dã, giờ đây ốc đắng mang lại thu nhập cho bà con ở miền sông nước.  Ốc đắng được làm thành nhiều món như luộc chấm mắm, ốc đắng xào sả ớt, ốc đắng kho dừa, chả ốc đắng... Giờ đây trong nhà hàng, món lẩu ốc hay gỏi cuốn ốc đắng trở thành đặc sản mà du khách gần xa đều tìm đến để thưởng thức. 

Món gỏi cuốn ốc đắng (Ảnh: Dân Việt)

Món gỏi cuốn ốc đắng (Ảnh: Dân Việt)

Món gỏi cuốn ốc đắng hơi cầu kỳ nhưng lại rất ngon. Ngoài ốc đắng phải chuẩn bị thêm thịt ba chỉ, bún, bánh tráng, rau sống (giá, hẹ, hành tím, xà lách, củ cải đỏ...). Đầu tiên, ốc luộc lên rồi lể ruột ốc vào tô. Sau đó xào chín ruột ốc với khẩu vị vừa rồi cho ra đĩa. Thịt ba chỉ luộc chín, cắt thành từng miếng mỏng. Cuốn gỏi theo trình tự như sau: Đặt miếng bánh tráng nhúng (đã thấm nước) lên mâm rồi cho một ít rau sống (giá, hẹ) cùng thịt ba chỉ, ruột ốc đắng vào, gấp 2 cạnh bên bánh tráng lại, cuốn thành hình trụ xếp tuần tự ra đĩa.

Ở nhiều nhà hàng tại miền Tây, món gỏi cuốn ốc đắng được đưa vào thực đơn để thiết đãi khách. Vì tò mò hương vị của con ốc đắng, nhiều người tìm đến thưởng thức. 

Loại lá xưa không ai ngó ngàng, nay thành món đặc sản có hương vị lạ trong nhà hàng, nổi tiếng ở Phú Yên
Đây là loại lá rừng có vị chua chua thanh hấp dẫn, từ xưa đã được bà con ở Phú Yên hái về nấu với thịt gà. 

Đặc sản 4 phương

Theo H.A
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương