Đặc sản xưa đầy không ai ăn, giờ được người thành phố ưa chuộng, 270.000 đồng/kg dùng mãi không hết

K.T - Ngày 20/02/2022 17:51 PM (GMT+7)

Cũng theo chị Như Loan, người dân quê chị thường tiến hành thu hoạch hạt mắc khén vào thời gian từ tháng 9 đến tháng 11 hằng năm, khi quả già và bắt đầu chín.

Vùng núi Tây Bắc của nước ta không chỉ nổi tiếng với các loại rau – quả rừng đặc sản mà còn có nhiều loại hạt gia vị làm nao lòng thực khách như hạt mắc khén.

Mắc khén còn có tên gọi là hoàng mộc môi, cóc hôi... là loại thảo dược vô cùng đặc biệt của đồng bào vùng cao, thứ gia vị đặc trưng trong một số món ăn của người dân tộc Thái, dân tộc Mường.

Mắc khén còn có tên gọi là hoàng mộc môi, cóc hôi... là loại thảo dược vô cùng đặc biệt của đồng bào vùng cao.

Mắc khén còn có tên gọi là hoàng mộc môi, cóc hôi... là loại thảo dược vô cùng đặc biệt của đồng bào vùng cao.

Chị Như Loan (32 tuổi, Hà Giang) cho biết: “Mắc khén là loài cây thân gỗ lớn, mọc hoang ở các tỉnh miền núi, trong đó có quê mình. Hoa mắc khén có mùi rất thơm do tinh dầu của loài cây này toả ra. Còn hạt chính là bộ phận được người dân dùng làm thuốc, đồng thời là gia vị”.

Cũng theo chị Như Loan, người dân quê chị thường tiến hành thu hoạch hạt mắc khén vào thời gian từ tháng 9 đến tháng 11 hằng năm, khi quả già và bắt đầu chín. Người ta sẽ hái cả chùm về buộc thành từng bó treo lên gác bếp cho khô để dùng dần trong năm.

“Xưa quê mình mắc khén chín rụng đầy rừng mà không hái xuể. Sau này khi trở thành đặc sản được nhiều người biết đến thì nó trở nên hiếm hơn. Do đó giá của mắc khén khá đắt đỏ, chừng 250.000 – 270.000 đồng/kg song được rất nhiều. Vì thế chị em có thể mua từ 1-2 lạng về dùng dần, tính ra chỉ tầm 25.000 – 27.000 đồng/lạng”, chị Như Loan nói.

Thịt trâu ướp hạt mắc khén rồi nướng lên vô cùng thơm ngon.

Thịt trâu ướp hạt mắc khén rồi nướng lên vô cùng thơm ngon.

Theo cô gái người Hà Giang, hạt mắc khén thường dùng làm gia vị cho các món ăn như muối chấm hạt mắc khén, cá nướng mắc khén, thịt trâu nướng mắc khén... “Cách đơn giản nhất là sao vàng hạt, sau đó đem giã thật nhỏ rồi trộn với thịt trâu thái tảng để nướng. Khi ăn thì cắt thành từng miếng mỏng chấm nước mắm. Chúng có mùi thơm rất quyến rũ, vị cay cay the the của mắc khén, vị đậm đà của thịt trâu, tạo nên một món ăn vô cùng hấp dẫn”, chị Như Loan cho hay.

Ngoài ra, người đồng bào còn dùng hạt mắc khén để ngâm rượu: Lấy 500g hạt mắc khén khô ngâm với 1.5 lít rượu để làm thuốc xoa. Rượu có tác dụng giảm bầm tím, tụ máu, giảm đau nhức xương khớp rất nhanh.

Anh Đức Thắng (29 tuổi, Hà Nội) chia sẻ: “Năm 2019, mình cùng nhóm bạn trong công ty đi “vi vu” tại Hà Giang. Lúc dừng chân ở điểm bán đặc sản vùng cao, mình khá bất ngờ với thứ hạt nhỏ li ti nhưng ngửi mùi lại rất thơm. Mình hỏi thì người bán bảo đó là hạt mắc khén dùng làm gia vị cho một số món ăn.

Tò mò, mình liền mua 3 lạng về nhà ăn thử xem sao. Vì không có thịt trâu nên mình đã dùng thịt bò ướp với mắc khén rồi nướng lên. Chao ôi! Một thứ hương vị lạ mà lần đầu tiên mình được cảm nhận”.

Cá nướng hạt mắc khén.

Cá nướng hạt mắc khén.

Sau món ăn đó, nướng thịt lợn hay ướp cá để chiên, anh Thắng đều bảo vợ cho mắc khén vào để khử mùi tanh. Đặc biệt anh còn pha chế nước chấm bằng hạt mắc khén, dù là mắm hay muối.

“Không chỉ ăn ngon, theo mình tìm hiểu thì mắc khén còn có tác dụng giảm đầy bụng, khó tiêu; kích thích tiêu hóa; giảm đau nhức xương khớp... Sắp tới mình có chuyến công tác lên Hà Giang sẽ tìm mua hạt mắc khén về ăn và biếu tặng người thân”, anh Đức Thắng tâm sự.

Loại quả xưa có đầy không ai ăn, giờ thành đặc sản được người thành phố săn lùng, 160.000 đồng/kg
"Sim rừng tím chín mọng, có thể dùng trực tiếp như các loại quả khác. Ngoài ra, người mua có thể ngâm sim tươi, làm nước ép sim hoặc sim rừng ướp...

Đặc sản 4 phương

K.T
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương