Hà Giang có những món đặc sản “thách thức” thực khách nhưng ăn một lần là nhớ mãi.
Thắng cố
Thắng Cố Hà Giang là món đặc sản đặc trưng của vùng núi vì vậy có rất nhiều khách du lịch từ mọi nơi đến để thưởng thức họ đều rất thích thú, là một món ăn dân dã hấp dẫn đến kì lạ. Theo già bản của người mông cho biết thì thắng cố còn có thể gọi là “thảng cố” có nghĩa là canh xương. trong thắng cố gồm chủ yếu là xương, thịt của gia súc cùng với nội tạng, đặc biệt cả thịt ngựa.
Dân gian truyền lại thì lịch sử của nồi thắng cố đã đến 300 năm. Trong thời chiến tranh không có nồi, xong, chảo người dân vùng núi cao đã sử dụng tấm da ngựa làm cái chảo lớn và dùng con ngựa làm thành thực phẩm. Cho đến bây giờ, món thắng cố đã trở thành một món ăn mang đậm nét đặc sắc của dân vùng núi cao. Mỗi khi có dịp lễ hội hoặc vào các ngày chợ phiên thì người dân nơi đây thường tổ chức nấu thắng cố nhằm để phục vụ cho ngày hội cũng như những thực khách từ mọi nơi đến.
Phở chua
Phở chua được sử sụng nhiều vào mùa hè, gồm các nguyên liệu như thịt lợn rán, vịt quay, lạc, lạp xưởng hoặc xúc xích cùng các loại rau thơm như húng, tỏi, đu đủ và bánh phở. Tuy nhiên phở phải là loại bánh tươi chứ không dùng bánh phở khô. Nước dùng của món ăn này có vị chua ngọt đặc trưng.
Dù không quá đặc biệt, nhưng món phở dân dã là sự hoà quyện của vị bùi của thịt, hương thơm của vịt quay, sắc trắng tinh khôi của bánh phở và chút sắc xanh tươi mát của rau thơm khiến món ăn càng trở nên hấp dẫn.
Cháo ấu tẩu
Với cái tên nghe có vẻ khá lạ khiến nhiều người không khỏi thắc mắc, món cháo được làm từ ấu tẩu này - một loại củ đặc trưng ở vùng núi Đông Bắc. Được coi là một đặc sản Hà Giang, được người dân chế biến, gia giảm hợp lý có tác dụng như thuốc giải cảm.
Món ăn có vị đắng, nhưng sau đó sẽ đọng lại ở cổ họng chút vị ngọt, người không quen có thể sẽ thấy khá khó ăn. Do được ninh nhừ, bát cháo có độ sánh, có mùi thơm của nếp, vị ngọt đến từ thịt chân giò, vị ngậy ngậy từ trứng, ngoài ra còn vị đặc trưng của ấu tẩu.
Bánh cuốn phố cổ Đồng Văn
Không chỉ khách du lịch mà người dân ở đây cũng thường xuyên chọn bánh cuốn để ăn sáng hay thậm chí là ăn trưa trong những buổi chợ phiên. Thoạt nhìn bánh cuốn nơi đây không có gì khác nhiều so với bánh miền xuôi, nhưng khi thưởng thức rồi, mới thấy thật lạ. Cũng là bột gạo hấp tráng mỏng, nhưng bánh trắng mịn, mỏng, mềm và rất thơm. Làm bánh tưởng chừng đơn giản song cũng đòi hỏi sự nhanh nhẹn, khéo léo của người đầu bếp.
Nước chấm bánh cuốn thường được gọi là nước canh/nước dùng, đựng trong một chiếc bát tô có miếng chả thơm, hành lá mùi tàu thái nhỏ. Nước dùng đậm đà, ngọt lừ từ xương hầm, dậy thơm hành mùi khó cưỡng. Bánh vừa ra lò, bạn có thể xắt từng miếng chấm nước dùng hoặc thả cả chiếc bánh vào ăn ngay trong bát để cảm nhận tổng hòa vị dẻo thơm của bánh với chả, nước chấm béo ngậy. Một chút tiêu, ớt, dấm chua sẽ làm tròn vị, mùi vị khó quên của vùng cao nguyên đá.
Bánh tam giác mạch
Cứ mỗi dịp cuối năm, Hà Giang lại rộn ràng trước vẻ đẹp của cánh đồng vào mùa hoa tam giác mạch, sắc tím ngắt phủ lên trên sườn đồi, không chỉ vậy, tam giác mạch cong là một loại cây lương thực, làm nên những chiếc bánh độc đáo.
Bánh hoa tam giác mạch được tạo nên từ hạt tam giác mạch xay thành bột và đóng vào khuôn. Loại bánh này chỉ ngon nhất khi hấp, hương vị bùi, ngậy mà béo, ngọt thanh, mang sắc tím đặc trưng của loài hoa mang tên gọi của cao nguyên.