Đặc sản xưa rụng đầy trong rừng, giờ thành đặc sản được nhiều người ưa chuộng, 2.000.000 đồng/kg

K.T - Ngày 21/02/2022 19:00 PM (GMT+7)

Xưa vùng núi Tây Bắc có nhiều cây dổi, vì thế đến vụ hạt dổi rụng đầy. Song giờ đây loại hạt này lại trở nên vô cùng khan hiếm mặc dù được rất nhiều người tìm mua.

Ngoài mắc khén, hạt dổi chính là một đặc sản vùng Tây Bắc mà du khách đến đây nhất định phải mua về làm quà. Chị Tuyết Lan (29 tuổi, Hà Giang) cho biết: “Dổi là cây rừng mọc tự nhiên, thân gỗ cao, ít cành. Thường độ tháng 10-11 hàng năm, người dân tộc thiểu số trên mình sẽ vào rừng nhặt hạt dổi rụng để ăn hoặc bán”.

Hiện có 2 loại dổi: dổi tẻ và dổi nếp. Dổi tẻ có hạt cứng, mùi hắc nên thường không dùng làm gia vị, chỉ lấy gỗ. Còn dổi nếp hạt rất thơm, ngay cả khi phơi khô thì càng thơm hơn nữa. Vì thế người ta đã dùng chúng làm gia vị và gọi với cái tên “Vàng đen Tây Bắc”.

Ngoài mắc khén, hạt dổi chính là một đặc sản vùng Tây Bắc mà du khách đến đây nhất định phải mua về làm quà.

Ngoài mắc khén, hạt dổi chính là một đặc sản vùng Tây Bắc mà du khách đến đây nhất định phải mua về làm quà.

“Hạt dổi được dùng làm gia vị cho rất nhiều món ăn, tạo nên một hương vị chỉ Tây Bắc mới có. Chúng dùng để ướp thịt trâu gác bếp, thịt lớn, cá nướng... hoặc cùng mắc khén tạo ra thứ nước chấm có mùi vị thơm, cay đến lạ”, chị Tuyết Lan nói.

Xưa vùng núi Tây Bắc có nhiều cây dổi, vì thế đến vụ hạt dổi rụng đầy. Song giờ đây loại hạt này lại trở nên vô cùng khan hiếm mặc dù được rất nhiều người tìm mua. Do đó giá của chúng lên tới 1.500.000 – 2.000.000 đồng/kg, tùy loại.

“Mắc khén chỉ có giá vài trăm nghìn/kg thì hạt dổi lại khác. Chúng có giá lên tới tiền triệu/kg. Sở dĩ đắt đỏ như vậy bởi chúng rất hiếm, hơn nữa độ thơm và tạo mùi của chúng hơn các loại gia vị khác rất nhiều. Bạn chỉ cần lấy 1 hạt dổi giã nhuyễn và ướp thịt cá đã đủ dậy mũi thơm”, người phụ nữ 29 tuổi giải thích.

Thịt trâu gác bếp nướng hạt dổi.

Thịt trâu gác bếp nướng hạt dổi.

Mặc dù có giá đắt ngang “sơn hào hải vị”, người dân dưới xuôi vẫn tìm mua hạt dổi về ướp thức ăn. Chị Tuyết Lan kể: “Đợt nọ, mình nhận được điện thoại của một đứa em dưới Hà Nội. Nó gọi điện hỏi thăm hạt dổi trên mình có đắt đỏ không rồi nhờ mình mua giúp 5 lạng về ăn dần. Mình bảo 5 lạng được rất nhiều, ăn cả năm trời không hết, chỉ nên mua 1-2 lạng thôi. Vậy mà em ấy vẫn nhất quyết mua 5 lạng để cất ăn dần vì dổi càng để lâu càng thơm, không bị mốc như một số loại hạt khác”.

Chia sẻ cách chế biến hạt dổi, chị Tuyết Lan bảo dổi ngon và thơm nhất là khi được nướng. Chị em chỉ việc dùng đũa gắp và hơ trên than hồng hoặc dưới bếp ga rồi xoay đều tay, khi gửi thấy mùi thơm và hạt phồng lên là có thể sử dụng được.

Nước chấm được tạo ra từ hạt dổi.

Nước chấm được tạo ra từ hạt dổi.

“Sau khi nướng hạt dổi lên, bạn hãy lập tức giã ngay khi chúng còn nóng và giòn để có thể tạo ra được loại gia vị hoàn hảo nhất cho món ăn. Đặc biệt khi ăn kèm hạt dổi chung với các đồ lạnh như tiết canh, ốc, trứng vịt lộn sẽ kích thích tiêu hóa và hạn chế tiêu chảy. Vì thế quê mình người ta làm tiết canh thường cho hạt dổi vào ”, chị Tuyết Lan cho hay.

Không chỉ làm gia vị, hạt dổi còn có công dụng chữa bệnh như ai thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm và gai cột sống có thể sử dụng hạt dổi để ngâm rượu uống dần.

Loại quả xưa có đầy không ai ăn, giờ thành đặc sản được người thành phố săn lùng, 160.000 đồng/kg
"Sim rừng tím chín mọng, có thể dùng trực tiếp như các loại quả khác. Ngoài ra, người mua có thể ngâm sim tươi, làm nước ép sim hoặc sim rừng ướp...

Đặc sản 4 phương

K.T
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương