Loại cá này chính là đặc sản nổi tiếng của người dân tộc thái ở Yên Bái.
Vùng đất Mường Lò (Yên Bái) có rất nhiều danh thắng và đặc sản hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế. Trong đó chúng ta không thể không kể đến một đặc sản mang tên độc lạ: Cá pa khính Nậm Thia (tức cá sỉnh suối thia).
Cá sỉnh là một loài cá chỉ ăn rêu đá, gần giống loài cá trôi Ấn Độ nhỏ, chỉ khác ở chỗ có môi đen và dày. Chúng có đặc điểm mình thon dài, đầu nhỏ, vẩy trắng, lăn tăn như hoa bạc, hai bên lườn ánh xanh. Con nào to nhất cũng chỉ bằng bốn ngón tay, thịt chắc, vị ngọt đậm, thơm, không hề có vị tanh, xương ít lại rất mềm.
Cá sỉnh là một loài cá chỉ ăn rêu đá, gần giống loài cá trôi Ấn Độ nhỏ, chỉ khác ở chỗ có môi đen và dày.
Về mùa sinh đẻ, cá sỉnh thường ngược về nguồn để cùng giao duyên, đẻ trứng sinh nở bảo toàn nòi giống. Chúng rất khoẻ, thích sống ở nơi chảy xiết, sợ tiếng độc lạ. Vì thế để bắt được cá Sỉnh không phải điều dễ dàng.
Người dân tộc Thái ở đây cho biết, có rất nhiều cách để bắt cá sỉnh và cách truyền thống là đi câu. Mồi câu cá chính là giun đỏ nguyên con có nhiều ở ven bờ suối. Thợ sẽ giấu lưỡi câu vào sâu chú giun đỏ, thả trôi mồi vào dòng nước xiết, tay nhẹ nhàng chờ “tín hiệu” từ dưới xa. Khi cá cắn chỉ cần lắc nhẹ cổ tay là có được một chú cá cỡ hai ngón tay từ dưới nước lên bờ.
Ngoài ra người đồng bào còn dùng chài quăng để bắt nhưng cần phải có 2 người phối hợp với nhau. Theo đó, họ cùng ngồi cùng trên một bè mảng được làm bằng tre trôi ở trên dòng nước. Một người đảm nhiệm vụ chèo mảng, người còn lại sẽ quăng chài vào nơi tập trung nhiều cá nhất.
Người dân tộc Thái ở đây cho biết, có rất nhiều cách để bắt cá sỉnh và cách truyền thống là đi câu.
Song cách độc đáo hơn cả phải kể đến bắt bằng chuôm đá. Họ những nơi cá tập trung đông rồi dìm mình trong dòng nước, xếp những hòn đá lại thành đống, sao cho tạo nhiều khe, nhiều hốc và các “chuôm” này không to quá một vòng chài. Để nhử cá, họ bỏ vào đó xương trâu, bò.
Họ chờ đợi cơn lũ ập về, cá ẩn nấu ở đó nhiều vô kể. Lúc này họ căng một đoạn dây vắt qua suối, cứ cách một mét lại buộc bẹ chuối tươi rồi hò nhau xưa đuổi cá từ phía hạ lueu lên. Thấy động, cá lao lên, gặp vật lạ là các bẹ chuối lấp lánh, cá chui vào các “chuôm” ẩn trốn. Thế là đám thợ bắt được cả mớ cá mà không phải sốt ruột chờ đợi.
Từ cá sỉnh thon đỏ, người đồng bào Thái có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon để tiếp khách quý và bạn bè. Điển hình nhất là món cá tươi thoa muối kẹp bằng gắp tre nướng trên than hồng. Khi nào mỡ cá xèo xèo bốc mùi ngầy ngậy trên than, cá vàng đều, mang xuống chấm với muối, chanh, hạt sẻn, gừng.
Người Thái còn chế biến theo cách bỏ ruột, cạo vẩy, dùng gia vị đã giã nhỏ nhồi vào bụng cá, rồi lấy lạt nhỏ buộc kín lại. Toàn bộ cá được bọc trong lá chuối rừng non bằng nhiều lớp, rồi vùi trong tro nóng bên bếp lửa nhà sàn. Cá chín người đồng bào uống chén rượu, ăn miếng cá… tạo nên một hương vị núi rừng không thể nào quên.
Ngoài ra, người Thái còn dùng cá sỉnh để làm các món cá mắm, cá chua, cá sấy gác bếp... để ăn dần trong năm. Thậm chí trong lễ cưới hỏi của người Thái đen thì cá Sỉnh còn được coi là một trong những lễ vật chính của nhà trai đem dẫn cưới.