“Nếu tính ra cân nặng, cá rầm quê tôi có giá tên tới 300.000 – 400.000 đồng/kg đó. Đắt vậy mà dân ai cũng thích ăn, mua về thưởng thức. Vì thế nếu trước kia cá rầm dành cho nhà nghèo thì giờ người giàu ở nơi khác muốn mua về ăn cũng khó lắm”, anh Tuấn Tin tự hào.
Đến tham quan mảnh đất Quảng Nam, du khách trong và ngoài nước sẽ được tận hưởng các món ăn đặc sản mang hương vị đậm đà như cao lầu, mì quảng, cơm gà, bánh mì... Song đó chỉ là những sản vật quen thuộc với thực khách và vô cùng phổ biến.
Nếu những ai muốn “mạo hiểm” thưởng thức một món ăn hoang dã vùng hạ lưu sông Vu Gia thuộc địa phận huyện Đại Lộc hãy ghé tới ngay lập tức khi đặt chân đến Quảng Nam. Đó chính là món cá rầm kho lá nghệ - đặc sản chỉ có vùng này mới có, mang hương vị không có món cá kho nào sánh được.
Người dân sinh sống tại huyện Đại Lộc cho biết, cá rầm là tên gọi chung chỉ những con cá nhỏ ri rí, thường xuất hiện vào mùa lụt. Chúng chỉ to bằng con tép nhỏ hoặc bằng đầu mút đũa, bơi theo đàn. “Cá rầm là những bầy cá con do cá gáy, cá trảnh, cá chày, cá trôi... ở thượng nguồn theo con nước lụt đầu xuôi về đẻ trứng nở thành. Cá bố mẹ ức nước vượt lên đồng, lên ruộng đẻ trứng và trứng nở ra. Sau đó cá con lại chờ con lũ cuối để ngược về cuội nguồn rồi lại tiếp tục vòng đợi sinh trưởng như cá bố mẹ”, anh Tuấn Tin (38 tuổi) - người dân sống gần hạ lưu sông Vu Gia cho biết.
Để bắt được cá rầm, dân quê anh Tuấn Tin hay sử dụng chiếc tủ, chiếc vó được quây bằng vải màn tuyn. Họ sẽ canh lũ tới rồi cánh mày râu rủ nhau vác vó ra hạ lưu sông “săn cá”.
Người dân sinh sống tại huyện Đại Lộc cho biết, cá rầm là tên gọi chung chỉ những con cá nhỏ ri rí, thường xuất hiện vào mùa lụt.
“Năm nay mùa lũ mới chớm nhưng cá rầm xuất hiện nhiều ở sông, trên ao hồ, các vũng nước sâu hoặc ruộng đồng bị ngập trũng. Thế là xóm tôi lũ lượt đi kéo cá rầm bất kể ngày đêm. Ai cũng bảo phải tranh thủ cá rầm có sớm mà đi bắt về chế biến thành món ăn ngon.
Những con cá rầm nhảy lia tịa trong vó, mọi người chỉ cần vớt lên rồi nhặt là được. Sau đó nhà ai bắt được nhiều sẽ đem ra chợ bán, thậm chí chỉ cần đem tới đầu làng là dân xã bên đã ào vào mua hết sạch”, người đàn ông Quảng Nam nói.
Cũng theo anh Tuấn Tin, nếu cá ở các miền quê khác được bán theo mớ hoặc cân thì cá rầm ở Đại Lộc bán theo cách rất đặc biệt. Chúng được đong bằng những cái chén nhỏ - nhỉnh hơn chén bánh bèo với giá khá đắt đó, lên tới vài chục nghìn/chén. “Nếu tính ra cân nặng, cá rầm quê tôi có giá tên tới 300.000 – 400.000 đồng/kg đó. Đắt vậy mà dân ai cũng thích ăn, mua về thưởng thức. Vì thế nếu trước kia cá rầm dành cho nhà nghèo thì giờ người giàu ở nơi khác muốn mua về ăn cũng khó lắm”, anh Tuấn Tin tự hào.
Cũng theo anh Tuấn Tin, nếu cá ở các miền quê khác được bán theo mớ hoặc cân thì cá rầm ở Đại Lộc bán theo cách rất đặc biệt. Chúng được đong bằng những cái chén nhỏ.
Cá rầm chế biến không cầu kỳ nhưng mang lại hương vị vô cùng lạ lẫm đối với ai lần đầu thưởng thức. Người ta sẽ làm sạch cá, sau đó ướp với mắm, tiêu, bột ngọt rồi cho vào niêu đất kho rim nhỏ lửa. Họ chuẩn bị thêm lá nghệ rồi xắt nhỏ, rắc lên trên... Cá rim đến khi khô vừa đủ là có thể tắt bếp, đem ra ăn với bánh tráng hoặc cơm nóng.
“ Cá rầm rim có ngọt, bùi quyện với mùi thơm của lá nghệ. Một số du khách đến làng quê này sau khi thưởng thức đã phải thốt lên: Ngon không tả nổi”, anh Tuấn Tin cho hay.