Hiện tại cá lúi không còn nhiều như trước, người dân đánh bắt được đến đâu là ăn đến đó. Vì thế cá lúi cũng có giá hơn, lên đến 120.000 đồng/kg.
Cá lúi sọc phân bố rộng trong khu vực Đông Nam Á, từ hạ lưu sông Mê Kông (Campuchia), Lào Thái Lan và Việt Nam tới Indonesia (Sumatra và Kalimantan), Malaysia (Sarawak và Malaysia bán đảo) và Brunei Darussalam. Chúng sinh sống trong khu vực từ các con sông suối cao nguyên tới các con sông vùng đất thấp và đầm lầy than bùn.
Cá lúi sọc di chuyển vào vùng đất rừng và đồng cỏ bị ngập nước trong mùa lũ. Khi nước rút thì chúng trở về sông, với số lượng đông nhất xuất hiện từ tháng 12 năm trước tới tháng 2 năm sau.
Tại Việt Nam, cá lúi sọc sinh sống ở những con sông, suối dọc miền Trung. Loại cá này đặc biệt chỉ có ở sông Côn (Bình Định), sông Ba (Gia Lai) và thường xuất hiện nhiều vào những tháng mùa hè oi bức của miền Trung.
Tại Việt Nam, cá lúi sọc sinh sống ở những con sông, suối dọc miền Trung.
Anh Hoán Nguyễn – một người dân sống gần sông Côn cho biết: “Loại cá này sinh sản nhanh và sống từng đàn. Con lớn nhất cũng thường chỉ bằng độ hai ngón tay, nhỏ thì bằng ngón tay cái, vảy đều sáng bóng, mỡ nhiều và bụng đầy trứng. Song xương mềm – có vị chát, thịt thơm, ngọt.
Khi đến mùa sinh sản, cá có đặc điểm là từng đàn cá dưới sông cái theo dòng nước chảy trở ngược về đầu nguồn, lên những dòng suối có nhiều thác ghềnh tìm nơi trú ẩn rồi chuẩn bị mùa đẻ trứng”.
Hằng năm cứ đến đầu mùa nước lũ lên, cá lúi mẹ từ trên nguồn xuôi theo con nước xuống đẻ trứng. Đến giữa tháng 11, đầu tháng 12 âm lịch là hết mùa lũ, nước sông trong xanh là cá lúi con theo dòng nước đi ngược lên nguồn nên gọi là cá lúi lên, từng đàn cá dày đặc như tấm chiếu trải.
Cá lúi nướng thơm ngon.
Đây cũng là thời điểm người ta bắt đầu đánh bắt chúng về thưởng thức. Và cảnh tượng tuyệt vời nhất chính là mẻ chài kéo lên hàng thúng cá lúi đầy, nhiều nhất là lúc mặt trời đứng bóng. “Cá được đưa lên bờ đã có sẵn người đứng chờ rồi chuyển đến các chợ hoặc bán trong làng.
Cá nhỏ như ngón tay cái và nhiều quá nên bán sỉ thì tính bằng rổ, thúng, còn bán lẻ họ dùng cái chén đong làm đơn vị mua bán. Thường là năm nào được mùa cá lúi thì giá rẻ, nên trong làng cứ mùa này dùng thức ăn chủ yếu là cá lúi”, anh Hoán cho hay.
Hiện tại cá lúi không còn nhiều như trước, người dân đánh bắt được đến đâu là ăn đến đó. Vì thế cá lúi cũng có giá hơn, lên đến 120.000 đồng/kg. Hơn cả, du khách muốn thưởng thức phải đặt chân đến vùng sông Côn, sông Ba mới có thể thoả mong ước.
Cá lúi chỉ có thể móc ruột rửa sạch rồi đem kho khô với dầu hoặc mỡ heo ăn cơm hoặc ăn cháo. Ngoài ra người ta bắt đầu biến tấu chúng thành nhiều món ăn như nướng, chiên… cho phù hợp với nhu cầu của người thưởng thức.