Hiện chúng được bán ở các chợ vùng nông thôn, sàn thương mại điện tử với giá 150.000 đồng/kg.
Củ mài thuộc họ dây leo quấn, thân nhẵn, hơi góc cạnh, màu đỏ hồng, thường mang những củ nhỏ ở nách lá. Chúng có đạc điểm: rễ củ đơn độc hoặc từng đôi, ăn sâu vào đất đến hàng mét, hơi phình ở phía gốc, vỏ ngoài có màu nâu xám, thịt mềm màu trắng; lá mọc so le hay mọc đối, hình tim, cụm hoa đơn tính gồm các bông khúc khuỷu, màu vàng.
Củ mài thường được thu hoạch vào mùa hè khi lá cây đã lụi hết. Khi mang về, người ta sẽ rửa sạch và chế biến theo ý muốn của mình.
Củ mài thuộc họ dây leo quấn, thân nhẵn, hơi góc cạnh, màu đỏ hồng, thường mang những củ nhỏ ở nách lá.
Loại củ này mọc nhiều ở các nước Đông Nam Á, trong đó có nhiều tại Việt Nam, Ấn Độ và Trung Quốc. Ở nước ta, củ mài mọc nhiều ở các vùng núi như Lai Châi, Hà Giang, Hòa Bình, các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Phước.
Trước đây, củ mài thường mọc dại tại các khu rừng mà có rất ít người đào về ăn. Song với giá trị kinh tế cao, chúng đang được trồng tại rất nhiều nơi trên cả nước. Hiện chúng được bán ở các chợ vùng nông thôn, sàn thương mại điện tử với giá 150.000 đồng/kg. Những ai sống ở thành phố muốn thưởng thức chỉ có thể nhờ người ở quê mua hoặc đặt hàng trên mạng.
Từ củ mài, chị em nội trợ có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon như luộc, nấu cháo, làm chè, củ mài nấu canh xương...
Củ mài luộc
Đây là cách chế biến quen thuộc và phổ biến ở vùng nông thôn. Người ta chỉ cần rửa sạch, loại bỏ phần rễ và bẩn rồi đem luộc là có thể thưởng thức được. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được vị bùi ngọt, bột bột...
Cháo củ mài
Đây là món ăn chứa đầy chất dinh dưỡng với cách chế biến không hề khó. Nguyên liệu chỉ đơn giản là củ mài, gạo trắng và các loại gia vị mắm muối, bột ngọt,...
Củ mài sau khi mua về đem rửa sạch, gọt vỏ và thái khúc. Sau đó cho lên chảo rang vàng và xay nhuyễn. Cho gạo vào nồi nấu cháo, sau khi cháo đã chín đều thì cho phần bột củ mài vào và khuấy đều. Nêm nếm gia vị sao cho phù hợp với khẩu phần ăn là có thể ăn được.
Đây là món ăn chứa đầy chất dinh dưỡng với cách chế biến không hề khó.
Không chỉ là món ăn, củ mài còn có công dụng vô cùng tốt cho sức khỏe. Cụ thể, theo Đông y, loại củ này là loại thuốc có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ vị, ích tâm phế, bổ thận.
Ngoài ra, đây còn là một loại thuốc bổ ngũ tạng, mạnh gân xương, chữa suy nhược cơ thể, mỏi lưng, chóng mặt, lỵ... Củ mài không chỉ giúp điều trị các bệnh rối loạn tiêu hóa mà còn tăng cường các loại vi khuẩn đường tiêu hóa.
Củ mài còn được dùng ở những người bị mụn nhọt, viêm loét hay áp xe da. Bên cạnh đó, mọi người còn dùng loại củ này khi bị rắn rết hay bọ cạp cắn. Công dụng này có được là nhờ củ mài chứa nhiều allantoin.
Một công dụng nữa của củ mài là ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Đây là một vấn đề sức khỏe rất nguy hiểm và ngày càng phổ biến trên thế giới. Nếu không phát hiện kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng.