Loại lá xưa đầy không ai hái, giờ thành đặc sản được chị em ưa chuộng, giá 300.000/kg

K.T - Ngày 30/11/2021 19:00 PM (GMT+7)

Loại lá này vốn là thứ lá quen thuộc của người dân Việt Nam, nhất là chị em nội trợ.

Cây lá gai (hay còn gọi là cây gai) là loại cây thân thảo sống lâu năm, có thể cao tới 2m, gốc hóa gỗ. Chúng có đặc điểm: cành màu đỏ nhạt, phủ nhiều lông sát; lá mọc so le, có cuống, kích thước tương đối lớn, lá rộng 4-8cm, dài 7-15cm, phiến hình tim và mép có răng cưa. Mặt trên của lá có màu lục sẫm, màu dưới nhạt hơn do được phủ lông trắng; cụm hoa cùng gốc hay khác gốc, ngắn hơn lá, mọc ở kẽ lá, xếp thành chùy đơn ở hoa cái, hay hợp lại ở hoa cái và hoa đực. Hoa đực có 4 lá đài và 4 nhị, nhụy lép có dạng quả lên. Hoa cái có đài hợp thành 3 răng; quả bế mang đài tồn tại, hình lê, có nhiều lông.

Cây lá gai mọc hoang và phổ biến ở các nước châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Lào, Campuchia, Triều Tiên... Tại Việt Nam, loại lá này mọc nhiều ở miền Bắc và miền Trung. Song hiện nay chúng cũng đã di thực về miền Nam như Kon Tum, Đồng Nai, Đắk Lắk.

Tại Việt Nam, loại lá này mọc nhiều ở miền Bắc và miền Trung.

Tại Việt Nam, loại lá này mọc nhiều ở miền Bắc và miền Trung.

Lá gai vốn là thứ lá quen thuộc của người dân Việt Nam, nhất là chị em nội trợ. Bởi nó là nguyên liệu không thể thiếu trong các món bánh như bánh gai nhân đậu xanh, bánh gai lá ít. “Sau khi thu hái về, người ta sẽ mang đi rửa sạch rồi phơi hoặc sấy khô. Nếu dùng làm bánh thì chỉ cần rửa sạch và mang đi phơi cho ráo nước rồi sử dụng. Vì thế trong đợt dịch COVID-19 này, chị em tìm mua loại lá này về làm bánh nhiều hơn trước rất nhiều”, chị Ngọc Hoa (34 tuổi, Hà Nội) - tiểu thương buôn bán các loại rau củ ở chợ Trung Hòa cho hay.

Ban đầu chị Ngọc Hoa chỉ bán lá gai sấy khô nhưng do đơn quá tải cùng với nhu cầu của người mua, vì thế chị đã nhập cả lá gai tươi về bán. Chị bảo lá gai tươi và khô có chất lượng, tạo màu như nhau song lá tươi dễ chế biến hơn. Hiện trên thị trường, lá gai tươi có giá 150.000 đồng/kg, lá gai khô lên tới 300.000 đồng/kg.

Lá gai chính là nguyên liệu không thể thiếu trong chế biến món bánh gai.

Lá gai chính là nguyên liệu không thể thiếu trong chế biến món bánh gai.

“Mặc dù mọc hoang dại nhưng giờ lá gai trở lên hiếm hơn trước kia. Nếu xưa chúng mọc đầy không ai hái thì hiện được giới buôn bán “săn lùng” ráo riết, ai nhanh tay mới gom được lá gai tươi. Tôi cũng phải nhờ chị em, họ hàng ở dưới quê đi mót thì mới đủ lượng lá trả cho khách. Đợt vừa rồi thành phố giãn cách xã hội, tôi bán được chừng 30 kg lá gai tươi mỗi ngày”, người phụ nữ 34 tuổi nói.

Hơn nữa, cây lá gai có chứa hàm lượng vi chất (vitamin A,B, C, B2, B9, B5, K…, chất khoáng như sắt, kẽm, đồng, mangan tương đối cao) nên có thể dùng làm rau ăn hằng ngày. Khi luộc chín, cây lá gai mềm, mùi vị hơi giống rau dền.

Không chỉ là nguyên liệu làm bánh, lá gai còn có công dụng tốt cho sức khỏe. Theo đó, lá gai thường được dùng để điều trị chứng nôn khạc, tiểu tiện ra máu, sưng đau hậu môn, áp xe vú mới phát. Ngoài ra, hoa và vỏ, thân cành cây gai cũng có thể chữa một số bệnh như bệnh sởi, lợi  tiểu tiện, thanh nhiệt, chỉ huyết, tán ứ...

Loại lá xưa có đầy không ai ăn, giờ thành đặc sản chế biến nhiều món ngon, giá 60.000 đồng/kg
Theo tìm hiểu, loại lá này được rao bán ở các chợ vùng cao, chợ mạng và sàn thương mại điện tử với giá từ 40.000-60.000 đồng/kg.

Đặc sản 4 phương

K.T
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương