Loại lá xưa có đầy ít người biết, giờ thành đặc sản được dân thành phố "săn lùng" vì hương vị đặc biệt, 110.000 đồng/kg

NGỌC HÀ - Ngày 03/09/2023 19:00 PM (GMT+7)

Xưa cây dổi đất mọc dại đầy nhưng ít người biết, chủ yếu chỉ có người dân miền núi phía Bắc hái về làm thuốc hoặc chế biến thành món ăn.

Dổi đất là loại cây thảo mộc nhỏ, có thân gỗ mềm, thuộc nhóm cây bụi. Chúng có đặc điểm: toàn thân cây có tinh dầu thơm, có thể cao 1 - 3m; lá cây có hình tim, rộng 12 - 20cm, dài 15 - 25cm, đầu lá nhọn, có nhiều gân dọc, thường mọc xen kẽ và nằm ngang trên các cành tạo thành một tán cây rộng; hoa nhỏ, màu trắng mọc trên những đài hoa dài ở đầu cành; quả nhỏ, nhẵn bóng, khi chín có vị thơm và hơi cay.

Cây dổi đất sinh trưởng và phát triển trong rừng mưa nhiệt đới, rừng thưa cận nhiệt đới thuộc khu vực Nam Mỹ, Đông Nam Á và trên các đảo thuộc Thái Bình Dương. Ở Việt Nam, chúng mọc tự nhiên ở ven các khe suối trong các khu rừng rậm trải dài từ Bắc vào Nam.

"Xưa cây dổi đất mọc dại đầy nhưng ít người biết, chủ yếu chỉ có người dân miền núi phía Bắc hái về làm thuốc hoặc chế biến thành món ăn.

Loại lá xưa có đầy ít người biết, giờ thành đặc sản được dân thành phố amp;#34;săn lùngamp;#34; vì hương vị đặc biệt, 110.000 đồng/kg - 1

Vài năm trở lại đây, mình thấy người dân thành phố bắt đầu săn lùng loại cây này, đem về trồng hoặc sử dụng trong ẩm thực. Từ đó người dân bắt đầu vào rừng để thu hái, đem về bán cho thương lái hoặc mang ra chợ bán với giá khá cao, 110.000 đồng/kg. Ngoài ra họ còn đánh cây nhỏ cho vào bầu đất, bán với giá 40.000 đồng/cây", chị Khánh Vũ (30, Hà Giang) cho biết.

Cũng theo người phụ nữ, cây dổi đất có tinh dầu thơm dễ chịu, toàn thân cây có mùi thơm như mùi hạt dổi. Đặc biệt lá và thân cây non được thu hái quanh năm sử dụng trong ẩm thực mang lại hương vị tự nhiên rất ngon và độc đáo.

"Ở quê mình, lá cây được sử dụng như một loại gia vị cho các loại thịt và hải sản. Lá non được dùng để nấu chín, chiên hoặc ăn kèm với các loại khác và cách nấu phổ biến là sử dụng lá làm màng bọc cho thịt và cá để nướng.

Theo đó thịt và cá được ướp bằng lá dổi đất giã nhỏ cùng các gia vị khác. Sau đó, gói thịt cá trong lá dổi đất và buộc bằng sợi chuối để nướng hoặc chiên giòn.

Lá cây còn được làm gia vị cho món canh cá, ốc, lươn... và các loài nhuyễn thể có thân mềm khác. Ngoài ra thân cây non được sử dụng làm món Salad", chị Khánh Vũ chia sẻ.

Một số hộ gia đình ở vùng núi cao phía Bắc dùng những bó lá cây dổi đất làm mồi cho cá ăn. Sau 10 - 15 ngày ăn lá, cá đã hấp thụ hương vị của cây. Khi đó họ mới mang cá đi chế biến, thịt cá có vị thơm đặc trưng của dổi đất.

Loại lá xưa có đầy ít người biết, giờ thành đặc sản được dân thành phố amp;#34;săn lùngamp;#34; vì hương vị đặc biệt, 110.000 đồng/kg - 2

"Hiện cây dổi đất còn được trồng trong các vườn cảnh như một loại cây có tán lá bắt mắt, do có lá to láng bóng, xanh mướt và hương thơm độc đáo", người phụ nữ nói.

Trong dân gian, các bộ phận của cây dổi đất đều sử dụng để làm thuốc chữa các chứng đau ngực, đau bụng, chuột rút, khó tiêu, sốt, bệnh gút, nhức đầu, huyết áp cao, viêm thấp khớp, lở loét, vết thương và rắn cắn.

Lá dổi đất đun nước uống làm giảm đau dạ dày và chữa bệnh hen suyễn; lá tươi giã nát được dùng đắp trị các trường hợp dị ứng trên da...

Loài cá cực ngon, nghe tên thì rất nhạy cảm, nhiều người tò mò mua ăn thử, giá bán 150.000 đồng/kg
Đây là một đặc sản nổi tiếng của Đà Nẵng nói chung và Hội An nói riêng. Nó có tên gọi hơi bị “nhạy cảm”, thế nhưng đảm bảo hương vị tuyệt ngon và vô cùng hấp dẫn.

Đặc sản 4 phương

Theo NGỌC HÀ
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương