Tại Việt Nam, cây được tìm thấy trên các dãy núi cao như Tây Côn Lĩnh, Hoàng Liên Sơn, các khu vực Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Ba Vì (Hà Nội) Hòa Bình,….
Nấm ngọc cẩu là loại thực vật kí sinh trên rễ của những cây gỗ lớn, mọc trong các khu rừng ẩm thấp. Nhìn hình dáng nó tựa như một cây nấm, vì thế người ta gọi là nấm ngọc cẩu song thật ra loại cây này không phải là nấm. Cây thoái hóa thành dạng củ, thường gồm nhiều thùy, cao tầm 10 – 20 cm.
Cây không có lá, mọc thành từng đám, màu đỏ nâu sẫm. Hoa đơn tính, mọc khác gốc. Được cấu tạo nên bởi một cán hoa lớn. Trên cán mang hoa dày đặc. Cán nạc và mềm, sần sùi, nhiều hình sáng, có mô bao bọc. Thân cây màu đỏ sẫm, được bao bọc bằng mo màu tím. Cây có mùi hôi đặc trưng.
Cụm hoa đực dài, hình trụ, dài 10 – 15cm, cụt đầu. Cụm hoa cái hình đầu, ngắn. Cụm này không có bao hoa mà chỉ là những khối hình trứng, có chân, dài tầm 3cm. Mùa hoa kéo dài từ tháng 10 – tháng 2.
Nhìn hình dáng nó tựa như một cây nấm, vì thế người ta gọi là nấm ngọc cẩu song thật ra loại cây này không phải là nấm.
Dựa vào hình dáng, người ta chia nấm ngọc cẩu thành đực và cái. Dựa vào màu sắc, người ta chia thành loại nấm ruột vàng, ruột đỏ tím.
Trên thế giới, loại nấm này mọc nhiều ở Trung Quốc. Đặc biệt là khu vực Nội Mông, Tây Tạng. Tại Việt Nam, cây được tìm thấy trên các dãy núi cao như Tây Côn Lĩnh, Hoàng Liên Sơn, các khu vực Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Sapa (Lào Cai), Ba Vì (Hà Nội), Hòa Bình,….
Người dân thường đào cả cụm nấm, đem về rửa sạch đất cát rồi để ráo. Sau đó, họ có thể dùng tươi dưới dạng ngâm rượu, hoặc phơi khô dùng dần. Khi thu hái, họ sẽ để lại vài nhánh để cây tiếp tục phát triển.
Người dân có thể dùng nấm ngọc cẩu tươi dưới dạng ngâm rượu, hoặc phơi khô dùng dần.
Chị H. chủ một cửa hàng online bán đồ đặc sản núi rừng cho biết chị bán nấm ngọc cẩu đã vài năm. Do loại nấm thường mọc tít trong rừng sâu nên chị tìm mua không hề dễ. Chị phải thu mua của những người chuyên đi rừng săn nấm, gom nhiều mối mà mỗi tháng cũng chỉ mua được vài chục cân. Sau đó, chị rao bán 3-4 ngày là hết.
Cũng theo chị H., trước đây nấm ngọc cẩu có giá dao động trong khoảng 150.000 – 200.000 đồng/kg nấm tươi nhưng gần đây nhiều người lùng mua nấm, dân địa phương đổ đi tìm hái nhiều nên giá nấm cũng "giảm nhiệt" hơn. Hiện chị bán nấm ngọc cẩu giá từ 90.000 đồng tới 100.000 đồng tùy từng thời điểm. Riêng ngọc cẩu khô chị bán 350.000 đồng/kg để chị em mang về ngâm rượu hoặc sắc nước cho chồng uống.
Theo một số nghiên cứu, nấm ngọc cẩu có tác dụng sau: Tăng cường hệ miễn dịch; Điều trị yếu sinh lý; Có tác dụng kháng viêm; Chống lão hóa; Hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp, đau lưng mỏi gối.