Loại quả rụng đầy vườn không ai nhặt, giờ thành đặc sản giá "ngất ngưởng" vẫn thu hút người mua

K.T - Ngày 22/07/2021 19:00 PM (GMT+7)

Nhiều người bán cho biết, bình bát có vị không ngọt và ngon như na, ăn có phần giống na bở vì thịt quả không dai, có nhiều bột li ti.

Bình bát (hay còn gọi là na xiêm, na nước) là loại cây thân gỗ nhỡ, cao khoảng 2-5m, thậm chí có cây cao tới 10m. Cây có tán lá rộng, phân nhiều nhánh nhỏ. Các cành non phủ một lớp lông mịn, các cành già nhẵn, bóng, không chứa lông.

Lá là lá đơn, mọc so le, đầu lá nhọn, gốc bo tròn. Lá dài 10–15 cm và rộng 5 – 7 cm, có 8 – 9 cặp gân phụ nổi rõ trên lá. Mặt trên nhẵn bóng, mặt dưới có phủ một lớp lông mịn, cuống lá có lông, dài khoảng 1 – 2 cm.

Cụm hoa mọc từ kẽ lá, gồm 2 – 4 hoa màu vàng. Đài gồm 3 phiến hình tam giác, mặt ngoài có lông. Tràng có 2 vòng. Cánh hoa hẹp, 3 cánh ngoài to, dày, có lông tơ. 3 cánh trong nhỏ nhắn. Nhị nhiều, trung đới kéo dài. Bầu gồm những lá noãn có lông.

Quả như quả tim, non màu xanh, khi chín chuyển màu vàng. Bên trong quả gồm nhiều hạt xếp lớp như các hạt của quả na. Thịt quả màu trắng hoặc hơi ngả vàng. Ăn có vị chua ngọt và hơi chát nhẹ và có mùi thơm thoang thoảng đặc trưng. Chúng ra hoa vào tháng 5 – 6, cho quả vào tháng 7 – 8 hàng năm.

Loại quả rụng đầy vườn không ai nhặt, giờ thành đặc sản giá amp;#34;ngất ngưởngamp;#34; vẫn thu hút người mua - 1

Bình bát có nguồn gốc từ châu Mỹ và các đảo xung quanh. Hiện cây cũng thấy nhiều ở các khu vực trên thế giới như Ấn Độ, châu Phi, châu Úc. Tại Việt Nam, cây mọc hoang và được trồng tại vùng đất nhiễm phèn ở các tỉnh ven biển hoặc bờ sông, ao mương... từ Bắc vào Nam.

Quả bình bát khi chín được dùng làm món ăn – trái cây. Thường người ta sẽ đem bình bát gọt bỏ phần vỏ, lấy phần thịt thêm đường, đá. Đây được xem là thức quả, món ăn tuổi thơ của rất nhiều người thế hệ 8X hoặc 9X.

Nhiều người bán cho biết, bình bát có vị không ngọt và ngon như na, ăn có phần giống na bở vì thịt quả không dai, có nhiều bột li ti. Một người bán buôn bình bát trên mạng xã hội cho biết, chị nhập bình bát từ Sơn La về để bán, mỗi ngày bán được 15 – 30kg cho khách mua buôn và mua lẻ. Nếu mua từ 10kg trở lên sẽ có giá khá rẻ, khoảng 55.000 đồng/kg; còn mua lẻ sẽ có giá 80.000 – 90.000 đồng/kg.

Loại quả rụng đầy vườn không ai nhặt, giờ thành đặc sản giá amp;#34;ngất ngưởngamp;#34; vẫn thu hút người mua - 2

Chị Phương Chi (Thanh Xuân, Hà Nội) - người rất thích ăn bình bát cho biết, ngày nhỏ chị thường sang nhà hàng xóm nhặt bình bát rụng đầy vườn về dầm đường ăn. Nó vừa ngon vừa thơm lại rất bổ dưỡng cho sức khỏe. Sau này chị chuyển lên thành phố sinh sống, tìm khắp nơi nhưng không có ai rao bán loại trái cây này. Giờ người dân rộ lên phong trào ăn bình bát, chị đã mua về ăn dù giá rất đắt so với các loại trái cây khác.

Không chỉ là trái cây ngon, bình bát còn có nhiều tác dụng với sức khỏe và đời sống, đặc biệt là tác dụng hỗ trợ điều trị cũng như phòng các bệnh phổi như lao phổi, lao kháng thuốc, lao tái phát, tắc nghẽn phổi, giãn phế quản, viêm phổi, hen suyễn, phổi yếu hiệu quả. Thân, lá quả khô cây bình bát nấu nước hoặc sắc hỗ trợ điều trị bệnh về phổi, tiểu đường, quả chín để ăn, quả xanh hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp, bứu cổ, u nang buồng trứng. 

Đặc sản xưa đã hiếm, nay lại đắt giá, lên tới 50 triệu đồng/con vẫn có người tìm mua
Từ gà Đông Tảo, người ta có thể chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon và bổ dưỡng như: da gà bóp thính, gỏi, hầm thuốc bắc, thịt gà xào, hấp lá chanh…

Đặc sản 4 phương

K.T (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương