Loại quả xưa chín rụng đầy gốc không ai hái, giờ thành đặc sản được chị em "ưa chuộng", 60.000 đồng/kg

K.T - Ngày 14/08/2022 19:00 PM (GMT+7)

"Xưa quả dọc ở Phú Thọ nhiều lắm, chín rụng đầy gốc chẳng ai ăn vì chua, chỉ một số người dùng để nấu canh. Gần đây chúng bỗng trở thành đặc sản được người dân thành phố săn lùng bởi hương vị núi rừng, lại sạch và không phun thuốc trừ sâu", chị Ánh Hồng nói.

Quả dọc là loại quả này có hình cầu, khi non sẽ có màu xanh nhạt, khi già vỏ chuyển sang màu xanh sẫm, vỏ cứng, có 4 hạt dài sẽ được hái xuống để chế biến món ăn. Và khi chín chúng sẽ có màu vàng. Thường thì quả dọc non và chín sẽ không được sử dụng nhiều để nấu canh bởi vị chua lúc này của quả không được ngon. Cuối vụ, quả sẽ nhỏ hơn chút nhưng trái già hơn, ăn chua và thơm hơn.

Quả dọc có nhiều ở các nước châu Á như Lào, Trung Quốc... Tại Việt Nam chúng mọc ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Đặc biệt đây chính là loại quả đặc sản nổi tiếng của vùng đất Phú Thọ.

Chị Ánh Hồng (29 tuổi, Phú Thọ) cho biết: "Quả dọc là loại quả quen thuộc đối với người dân quê mình. Chúng có vị chua như sấu và me, thường được sử dụng để nấu canh chua. Chúng có hình cầu và cho quả từ mùa hè kéo dài tới đầu thu.

Quả dọc là loại quả này có hình cầu, khi non sẽ có màu xanh nhạt, khi già vỏ chuyển sang màu xanh sẫm.Quả dọc là loại quả này có hình cầu, khi non sẽ có màu xanh nhạt, khi già vỏ chuyển sang màu xanh sẫm

Quả dọc là loại quả này có hình cầu, khi non sẽ có màu xanh nhạt, khi già vỏ chuyển sang màu xanh sẫm.Quả dọc là loại quả này có hình cầu, khi non sẽ có màu xanh nhạt, khi già vỏ chuyển sang màu xanh sẫm

Xưa quả dọc ở Phú Thọ nhiều lắm, chín rụng đầy gốc chẳng ai ăn vì chua, chỉ một số người dùng để nấu canh. Gần đây chúng bỗng trở thành đặc sản được người dân thành phố săn lùng bởi hương vị núi rừng, lại sạch và không phun thuốc trừ sâu".

Cũng theo chị Ánh Hồng, cách chế biến quả dọc khá đơn giản. Theo đó, quả khi hái về rửa sạch rồi cho lên nướng với than đến khi vỏ ngả sang vàng, bóc lớp vỏ đó rửa sạch, sau đó nấu chín lần nữa rồi dầm lấy nước chua. Dọc có thể nấu canh chua với cá, đặc biệt cá lóc. Trong món riêu cua của người miền Bắc cũng vậy nếu cho quả dọc sẽ có vị chua thanh vô cùng hấp dẫn.

Cũng theo chị Ánh Hồng, cách chế biến quả dọc khá đơn giản.

Cũng theo chị Ánh Hồng, cách chế biến quả dọc khá đơn giản.

"Canh chua quả dọc ngon nhất là phải kết hợp chung với cá lóc, nghệ, rau ngò. Để nấu canh chua, đầu tiên chị em  thường ướp cá với chút nghệ, chút gia vị cho cá thấm đều.

Trong lúc chờ cá thấm gia vị, họ đun sôi trái dọc với nước, chuẩn bị cho nồi nước chua. Kế đó, dầm trái dọc ra cho vị chua thấm đều, rồi bỏ cá và cà chua đã xắt sẵn vào, tiếp tục cho lên bếp đun sôi.

Trong quá trình nấu, sẽ nêm gia vị như: muối, hạt nêm, chút nước mắm cho vừa miệng. Đợi khi nồi canh sôi, tiếp tục cho rau ngổ, ngò gai đã xắt nhỏ vào nồi canh cho dậy mùi thơm.

Canh chua trái dọc sẽ trông bắt mắt với màu vàng của nghệ, màu đỏ từ cà chua, màu xanh của rau om ngò gai. Nếu thích ăn cay, có thể chuẩn bị một chén nước mắm, cùng vài lát ớt để ăn kèm với cá", người phụ nữ Phú Thọ cho biết.

Canh chua cá lóc nấu cùng quả dọc.

Canh chua cá lóc nấu cùng quả dọc.

Hiện đang là mùa của quả dọc, vì thế chị Ánh Hồng đã buôn xuống dưới thành phố như Hà Nội và Hải Phòng với giá bán khoảng 60.000 đồng/kg. Chị bảo người Bắc ngoài nấu với cá lóc còn dùng dọc để nấu canh chua hoặc một số loại canh cá khác. Tất cả đều mang lại hương vị chua nhẹ, thơm thơm...

Không chỉ dùng để nấu ăn, dầu của quả dọc có thể thay thế dầu vừng, dầu lạc để đắp mụn nhọt khi chưa vỡ mủ (lọc dầu lấy phần trong, trộn với nghệ vàng phết lên giấy mềm rồi đắp hoặc bôi thẳng vào nốt ghẻ ruồi (nấu với hạt cây máu chó). Ngoài ra nó òn dùng trị chốc lở, mụn nhọt.

Loại quả xưa ít người biết, giờ thành đặc sản được săn lùng, muốn ăn phải đến nơi này, 350.000 đồng/kg
Loại quả này du nhập vào nước ta chủ yếu theo con đường nhập khẩu với giá lên tới 250.000 – 350.000 đồng/kg.

Đặc sản 4 phương

K.T
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương