“Hiện tên thị trường, chuối cô đơn được rao bán không chỉ dạng quả tươi, mà có cả quả ép khô, dạng hạt khô, với giá hạt dao động vào khoảng 90.000 - 300.000 nghìn đồng/kg. Rất nhiều người dân ở thành phố đã tìm mua về để nấu canh hoặc đun nước uống tốt cho sức khỏe”, anh Crong Cha nói.
Chuối cô đơn (hay còn gọi là chuối bạc hà, chuối mồ côi, chuối hoa sen,…) là quả của cây chuối cô đơn – có chiều cao từ 3 - 5 m, gốc phình to, thon dài từ thân đến ngọn, hoa có màu xanh cốm, nở rộ như hoa sen.
Mỗi cây chuối mồ côi cho một buồng duy nhất, buồng chuối cô đơn lớn có 6-8 nải, buồng nhỏ 6-7 nải, trái tròn trịa nằm khít chặt với nhau. Các nải từ cuống xuống dưới được che phủ bởi các mo màu xanh như một đóa hoa sen đang nở. Khi những trái chuối bắt đầu già, chín vàng cũng là lúc lá và thân chuối dần khô rụi, chết đi, tất cả dưỡng chất tập trung vào buồng chuối chín thơm lừng.
Trái chuối cô đơn.
Trái chuối cô đơn có nhiều hạt màu đen, to bằng đầu ngón tay. Bình quân mỗi buồng có từ 2- 3 kg hạt. Chúng hiện có nhiều ở các tỉnh Ninh Thuận, Đắc Nông… Anh Crong Cha (29 tuổi, Đắc Nông) cho biết: “Ở quê mình, người ta truyền miệng nhau chuyện về sự tích của giống chuối này.
Chuyện kể rằng, xưa có đôi trẻ yêu thương nhau, nhưng trước ngày đám cưới, chàng trai mắc bệnh lạ nên cha mẹ cô gái bắt từ hôn.
Đau khổ vì không thể thuyết phục được cha mẹ đôi bên nên chàng trai và cô gái quyết định bỏ trốn lên rừng sinh sống. Sau mấy ngày chạy trốn, chàng trai bắt đầu phát bệnh nặng, chân tay sưng lên như có mọng nước. Sợ mình làm khổ cho người yêu, chàng trai đã bỏ ra đi.
Tháng ngày trôi đi cô gái vẫn ở đó ngóng trông người yêu quay trở về với cái thai trong bụng ngày càng to. Một ngày kia, cô tìm được đường xuống chân vực thì bất ngờ phát hiện một phần thi thể của ai đó. Sau phút hoảng sợ, cô nhận ra chiếc vòng đeo cổ của người mình yêu, thì ra anh đã tự vẫn để tự giải thoát mình khỏi nỗi đau thể xác vì bệnh tật và nỗi đau số phận.
Sau khi sinh con, cô gái cũng kiệt sức mà chết đi rồi hóa thành cây chuối cô đơn như chính số phận của nàng”.
Trái chuối cô đơn ép khô.
Cũng theo anh Crong Cha, đến mùa thu hoạch chuối cô đơn, người dân lấy hạt phơi khô, cất giữ để bào chế thuốc chữa bệnh hoặc thường dùng chuối cô đơn phơi khô nấu nước uống thay trà, dùng ngâm rượu, hoa chuối dùng bóp gỏi, nấu canh, lẩu hoặc luộc… và là một trong những đặc sản của vùng đá núi lửa.
Ngoài ra, người ta còn hái chuối mồ côi chín về phơi khô bán với giá khá cao. Một số gia đình còn lấy hạt chuối cô đơn ươm cây rồi bán cho người dân trồng cây cảnh trước nhà.
Hột chuối cô đơn.
“Hiện tên thị trường, chuối cô đơn được rao bán không chỉ dạng quả tươi, mà có cả quả ép khô, dạng hạt khô, với giá hạt dao động vào khoảng 90.000 - 300.000 nghìn đồng/kg. Rất nhiều người dân ở thành phố đã tìm mua về để nấu canh hoặc đun nước uống tốt cho sức khỏe”, anh Crong Cha nói.