Loại rau mọc hoang xưa là thực phẩm "cứu đói", giờ thành đặc sản Bình Dương

H.M - Ngày 27/07/2022 10:00 AM (GMT+7)

Muốn hái loại rau này, người dân phải dậy từ sớm, lội tìm hàng giờ đồng hồ mới được một bó.

Đến với Bình Dương, bạn sẽ thấy ở đây có một loại rau đặc sản mà nhiều người yêu thích, trở thành những món ăn ngon trong thực đơn nhà hàng. Khi ai đó tò mò hỏi, người dân ở đây sẽ giới thiệu ngay chính là món rau móp.

Rau móp vốn là một loại cây có sức sống bền bỉ, chẳng cần chăm bón gì nhiều, cắm cây con xuống trồng là 1 năm sau đã có thể thu hoạch. Rau móp tương tự cây môn nhưng thân cứng hơn, phiến lá có nhiều rãnh sâu, cọng lá già có nhiều gai nhọn, sắc nằm giữa thân, cọng lá non suôn dài màu xanh nhạt có nhiều gai nhỏ nham nhám, và phần trên cùng lá có màu nâu. Rau móp sinh trưởng ở nơi ẩm ướt, bán ngập nước như ruộng lúa, ven bờ sông, ao, suối.

Loại rau mọc hoang xưa là thực phẩm amp;#34;cứu đóiamp;#34;, giờ thành đặc sản Bình Dương - 1

Khi xưa, rau móp được người dân địa phương coi là một loại cây mọc dại. Người dân nghèo không có cái ăn mới tìm đến rau móp đem về nấu thành món ăn. Dần dần, hương vị thơm ngon của loại rau này đã giúp nó trở thành một thứ đặc sản nổi tiếng ở Bình Dương. Chị em nội trợ cũng lùng tìm mà đôi khi có tiền cũng không mua được.

Quá trình hái rau móp khá kỳ công, người nông dân phải dậy từ sáng sớm tinh mơ, chuẩn bị trang phục kín mít tránh bị gai rau móp già đâm vào, lội dọc từng luống tìm hái đọt non trong vòng mấy tiếng đồng hồ mới được một bó. Chính vì vậy, loại rau móp này được người dân nơi đây trân quý xem như một món đặc sắc để giới thiệu đến bạn bè khắp mọi miền đất nước khi có dịp về với vùng đất Nam Bộ này.

Loại rau mọc hoang xưa là thực phẩm amp;#34;cứu đóiamp;#34;, giờ thành đặc sản Bình Dương - 2

Rau móp được người dân chế biến theo nhiều cách khác nhau, mỗi món lại cho ra những hương vị rất riêng, đều hấp dẫn, độc đáo. Chỉ khi bạn đến tận Bình Dương để thưởng thức thì mới có thể cảm nhận được hết hương vị tuyệt vời của loại rau đặc biệt này.

Người ta lấy đọt non, lá và bẹ non và phát hoa non của rau móp đem muối dưa chua có hương vị rất ngon. Sau khi muối chua có thể đem xào tỏi, xào bò, trộn gỏi hoặc nấu canh chua giò heo, canh chua cá sông, canh chua ếch,.. rất đưa cơm.

Loại rau mọc hoang xưa là thực phẩm amp;#34;cứu đóiamp;#34;, giờ thành đặc sản Bình Dương - 3

Rau móp xào tỏi là một cách chế biến vừa ngon lại vừa đơn giản. Hương vị dân dã, mộc mạc của món ăn này vô cùng hợp với cơm trắng. Rau móp đem ngâm chua rồi xào với tỏi đập dập, thêm chút tóp mỡ, rau răm, rắc lên trên chút đậu phộng rang là hoàn thành món ăn với đủ hương vị hấp dẫn. Rau móp xào tỏi thường xuất hiện trong thực đơn nhà hàng ở Bình Dương.

Rau móp cũng có thể kết hợp trong món gỏi gà cũng tạo nên vị ngon khó cưỡng. Các nguyên liệu hòa quyện với nhau tạo nên vị ngọt tự nhiên của thịt gà dai mềm đã ướp đẫm gia vị, vị chua của rau móp giòn giòn bóp cùng rau răm, hành tây dậy mùi gỏi trộn. Rắc thêm đậu phộng rang thơm ăn bùi bùi, hành phi thơm nức cùng miếng ớt cắt lát cay xè thế là có thể thưởng thức một món ăn ngon lạ, vô cùng hấp dẫn.

Loại rau mọc hoang xưa là thực phẩm amp;#34;cứu đóiamp;#34;, giờ thành đặc sản Bình Dương - 4

Dồi trường xào rau móp là ăn khá quen thuộc với mỗi bữa cơm gia đình của người dân xứ này,  chỉ với hai nguyên liệu chính là dồi trường, rau móp ngâm chua kết hợp với nhau tạo ra một hương vị độc đáo, lạ miệng làm ai cũng muốn dùng thử. Món ăn này được rất nhiều quán ăn và nhà hàng ưa chuộng đưa vào thực đơn, vừa là món chính trong bữa cơm gia đình vừa là món nhắm rượu cực kỳ được yêu thích.

Loại hạt xưa có đầy, giờ thành đặc sản nổi tiếng, chị em nội trợ xếp hàng mua, 260.000 đồng/kg
Từ hạt sen Huế, chị em nội trợ có thể chế biến thành nhiều món ngon như: nấu chè, làm mứt, chế biến thành nhiều món ăn ngon hằng ngày.

Đặc sản 4 phương

Theo H.M Tổng hợp
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương