Loại rau rừng xưa có đầy không ai ăn, giờ thành đặc sản có tiền cũng không mua được, 200.000/kg

K.T - Ngày 13/02/2022 19:00 PM (GMT+7)

“Rau Blu kít có vị chua, chát nhẹ. Do đó nó rất phù hợp để ăn kèm, cuốn thịt nướng hoặc bánh tráng thịt heo. Ngoài ra, người dân quê mình hay nấu canh sâm dây hoặc nhúng lẩu. Vị chua xen lẫn chan chát sẽ khiến người ta có cảm giác lạ, ăn hoài không chán”,

Kon Tum nổi tiếng với nhiều đặc sản thơm ngon làm nao lòng du khách khi ghé tới mảnh đất cao nguyên này! Song mấy ai được thưởng thức những loại rau rừng dại, trong đó phải kể đến rau Blu kít.

Chị Già Thị Phấn (32 tuổi, ngụ huyện Tu Mơ Rông) cho biết: “Quê mình vốn được mệnh danh là thánh địa của các loại sâm nhưng được thiên nhiên ban tặng loại lá rừng mang lên vô cùng Tây – Blu kít.

Loại rau rừng này có ở độ cao 2.000m trên dãy núi Ngọc Linh. Đồng bào muốn hái phải vượt qua những con dốc dựng đứng, mây mù mới tới khu rừng có nhiều lá Blu kít”.

Loại rau rừng Blu kít có ở độ cao 2.000m trên dãy núi Ngọc Linh.

Loại rau rừng Blu kít có ở độ cao 2.000m trên dãy núi Ngọc Linh.

Cũng theo chị Già Thị Phấn, Blu kít có nghĩa là đùi ếch, mọc từng đám dày đặc trong rừng sâu. Chúng thích hợp với khí hậu ẩm ướt, nhiệt độ cao, quanh năm sương mù phủ kín.  Xưa thú rừng thường xuyên đến ăn loại rau này, thấy thế bà con đã hái về ăn. Dần dần lọa lá này trở thành thứ quen thuộc trong các bữa ăn, ngày hội và dịp lễ tết của người dân quê chị.

“Rau Blu kít có vị chua, chát nhẹ. Do đó nó rất phù hợp để ăn kèm, cuốn thịt nướng hoặc bánh tráng thịt heo. Ngoài ra, người dân quê mình hay nấu canh sâm dây hoặc nhúng lẩu. Vị chua xen lẫn chan chát sẽ khiến người ta có cảm giác lạ, ăn hoài không chán”, chị Già Thị Phấn nói.

Vài năm gần đây, khách du lịch đến với huyện Mu Tơ Rông khám phá thiên nhiên nhiều . Vì thế, người ta bắt đầu biết đến loại rau rừng mọc dại nhiều hơn. Ai ai cũng muốn thưởng thức chúng đôi ba lần xem hương vị ra sao, có khác với một số loại rau rừng có vị chua khác hay không? “Bởi thế mà bà con quê tôi có thêm thu nhập nhưng hái mãi rồi cũng hết. Người mua ở dưới xuôi phải xếp hàng chờ đợi cả tháng trời mới có “trong tay” từ nửa cân đến một cân Blu kít”, chị Già Thị Phấn nói.

Rau Blu kít có vị chua, chát nhẹ. Do đó nó rất phù hợp để ăn kèm, cuốn thịt nướng hoặc bánh tráng thịt heo.

Rau Blu kít có vị chua, chát nhẹ. Do đó nó rất phù hợp để ăn kèm, cuốn thịt nướng hoặc bánh tráng thịt heo.

Hiện trên thị trường không có ai rao bán rau Blu kít, chỉ có người đã từng thưởng thức hoặc quê ở Kon Tum mới biết đến loại rau này. Ai muốn mua thường nhờ người dân quê chị Già Thị Phấn mua giúp. Do đó giá của chúng khá đắt đỏ, từ 150.000 – 200.000 đồng/kg, bao gồm cả chi phí vận chuyển.

Anh Dũng Bùi (35 tuổi, TP.HCM) cho hay, trong chuyến công tác đến Kon Tum, anh được người đồng nghiệp mời ăn đặc sản nơi này. Khi ăn đến loại lá rừng nhúng lẩu, anh thấy có vị vừa chua vừa chát lạ miệng, hỏi ra mới biết đó là lá Blu kít.

“Vì quá ấn tượng và chưa bao giờ được ăn, tôi đã nhờ người bạn ấy mua giùm một ít lá Blu kít về nấu canh. Họ đã tặng tôi và nói đó là thức quà quý ở Kon Tum. Về đến nhà, vợ tôi ngạc nhiên hỏi lá rừng này cũng ăn được à? Tôi bảo cứ chờ chế biến xong rồi ăn, sau đó hãy nhận xét.

Khi tôi nấu canh lên, vợ tôi đã phải xin lỗi vì trước đó “đánh giá” sai thứ rau dại này. Nó mang hương vị đặc biệt, lạ miệng vô cùng”, anh Dũng Bùi nói.

Loại lá xưa không ai ăn, phải vứt đi giờ thành đặc sản được nhiều người chết mê, 70.000/kg
Mặc dù lá cóc ít được người Việt chú ý nhưng vài năm gần đây chúng được ưa chuộng đến lạ. Người thành phố đua nhau tìm mua lá cóc về nấu canh hoặc ăn...

Đặc sản 4 phương

K.T
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương