Được biết, hiện cây cứt lợn không còn nhiều. Vì thế ai muốn mua về chữa bệnh nên nhờ người quen ở vùng quê tìm giúp hoặc mua tại các nhà thuốc đông y với giá 90.000 đồng/kg tươi; 150.000 đồng/kg khô.
Cây cứt lợn thuộc mọc hoang dại ở khắp nơi trên cả nước do có thể thích nghi được với mọi loại đất, từ các khu đất trống, bên vệ đường, bờ ruộng hay trong vườn nhà... Chúng có đặc điểm: cây nhỏ, thân mềm, mọc thẳng, chiều cao trung bình khoảng 25-50 cm; thân màu xanh hoặc tím, bên ngoài bao phủ một lớp lông ngắn màu trắng; lá hình trứng, mọc đối xứng, có cuống ngắn, một đầu nhọn. Hai mép lá có hình răng cưa tròn. Mặt trên và dưới là đều có lông. Lá màu xanh nhưng mặt dưới nhạt hơn. Vò lá đưa lên mũi ngửi thấy có mùi rất hắc.
Hoa cứt lợn mọc thành chùm ở đầu ngọn, màu tím, trắng hoặc tím xanh. Mỗi bông được tạo thành bởi nhiều cành nhỏ li ti.
Cây cứt lợn thuộc mọc hoang dại ở khắp nơi trên cả nước do có thể thích nghi được với mọi loại đất, từ các khu đất trống, bên vệ đường, bờ ruộng hay trong vườn nhà...
Dựa vào màu sắc, dân gian chia loại cây này thành 2 loại: Hoa cứt lợn trắng và hoa cứt lợn tím...
Chị Ngọc Anh (30 tuổi, Hưng Yên) cho biết: “Xưa ở quê mình có nhiều cây hoa cứt lợn lắm. Chúng mọc ở lề đường, bờ rào, trong vườn có bãi đất trống. Sau này nhà cửa được dựng lên nhiều, người ta không còn thấy hoa cứt lợn mọc dại nữa. Song ở một số vùng vẫn có loại cây này”.
Cũng theo chị Ngọc Anh, do cây cứt lợn mọc quanh năm nên người ta có thể thu hái chúng bất cứ lúc nào. Những cây trưởng thành được nhổ về, cắt bỏ rễ và loại bỏ các lá sâu bệnh, héo úa. Tiếp đó, họ rửa chúng nhiều lần qua nước sạch để loại bỏ đất cát và bụi bẩn.
“Cây cứt lợn có thể dùng tươi hoặc khô. Nếu dùng tươi, bạn cần ngâm với muối pha loãng để khử trùng. Còn dùng khô, băm nhỏ cây thành khúc ngắn từ 2-3cm trước khi đem phơi hoặc sấy khô”, chị Ngọc Anh nói.
Nếu dùng khô, băm nhỏ cây thành khúc ngắn từ 2-3cm trước khi đem phơi hoặc sấy khô.
Toàn bộ cây hoa cứt lợn, trừ rễ đều được sử dụng làm thuốc. Theo đó, chúng có thể:
- Ức chế một số vi khuẩn như trực khuẩn mủ xanh, trực trùng coli và tụ cầu vàng.
- Nghiên cứu trên động vật vật cho thấy có tác dụng chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng.
- Nồng độ thấp có tác dụng làm giãn mạch ngoại biên.
- Loãng dịch đờm và tăng dẫn lưu dịch ra khỏi các hốc xoang, từ đó cải thiện tình trạng thở khò khè, nghẹt mũi và khó chịu.
- Ngăn ngừa táo bón và thúc đẩy sự tăng trưởng của các tế bào nhờ chứa hàm lượng chất xơ và protein dồi dào.
“Còn theo y học cổ truyền, cây cứt lợn hỗ trợ viêm xoang, viêm mũi dị ứng; hỗ trợ phụ nữ rong huyết sau sinh; hỗ trợ điều trị viêm hô hấp, viêm họng;... Tôi nhớ hồi mình mang bầu bé thứ 2 bị ngạt mũi khó thở. Tôi liền lấy cây cứt lợn rửa sạch, giã lấy nước rồi nhỏ vào mũi. Sau 3-4 lần, tôi đã khỏi chứng ngạt mũi và dễ thở hơn rất nhiều. Đây là vị thuốc cổ truyền được sử dụng từ lâu trong dân gian nhưng lần đó tôi mới được thử qua, thấy hiệu nghiệm vô cùng”, chị Ngọc Anh nói.
Được biết, hiện cây cứt lợn không còn nhiều. Vì thế ai muốn mua về chữa bệnh nên nhờ người quen ở vùng quê tìm giúp hoặc mua tại các nhà thuốc đông y với giá 90.000 đồng/kg tươi; 150.000 đồng/kg khô.