"Lộc trời" mỗi năm chỉ có một lần, xưa dân hái về ăn "cứu đói", nay thành đặc sản có hương vị lạ

H.A - Ngày 24/09/2024 23:29 PM (GMT+7)

Đặc sản này được ví như "ngọc tím", làm thành nhiều món ăn ngon. Mấy năm nay xuất hiện trong các nhà hàng, quán ăn.

Khoảng tháng 5, tháng 6 hàng năm, khi đến mùa mưa là lúc người dân Phú Quốc (Kiên Giang) rủ nhau đi hái "lộc rừng", đó là nấm búp.

Loại nấm này mọc hoang dưới đống lá ẩm ướt và mục trong rừng, được chia làm 2 loại là nấm tai nhỏ và nấm tai lớn. Ngoài màu tím lạ mắt, chúng còn có màu vàng nhạt hoặc nâu, viền trắng sữa. Phần chóp nấm luôn mang màu đậm hơn và phai dần ra xung quanh. 

Nấm búp mọc hoang trong rừng ở Phú Quốc, mỗi mùa chỉ kéo dài một tháng là nấm tự lụi tàn

Nấm búp mọc hoang trong rừng ở Phú Quốc, mỗi mùa chỉ kéo dài một tháng là nấm tự lụi tàn

Người dân Phú Quốc cho biết nấm búp chỉ có trong vòng 1 tháng sau đó sẽ lụi tàn. Vì thế nếu không có kinh nghiệm và am hiểu về những nơi nấm thường mọc thì khó mà thu hoạch được. 

"Trước đây khi cuộc sống còn khó khăn, không có nhiều món đặc sản như bây giờ thì nấm búp được xem là món ăn "cứu đói". Đến mùa, người dân vào rứng hái về nấu các món đơn giản thay cho thức ăn.

Loại nấm này có vị đắng, nhưng khi chế biến món ngon lại mang hương vị độc đáo, hấp dẫn

Loại nấm này có vị đắng, nhưng khi chế biến món ngon lại mang hương vị độc đáo, hấp dẫn

Độ chục năm nay, nấm búp Phú Quốc bỗng được nhiều người biết tới và tìm mua về thưởng thức. Vì thế, giá của chúng đội lên cao, mang về thu nhập cho nhiều người", chị Thắng (ở xã Cửa Cạn, xã Gành Dầu và xã Bãi Thơm, TP Phú Quốc) chia sẻ. 

Theo chị Thắng, đầu mùa nấm búp được bán với giá khoảng 150.000 đồng/kg. Sau khi chế biến sạch sẽ, nấm có độ giòn, ngọt và vị đắng nhẹ. Tại các nhà hàng, quán ăn ở Phú Quốc, nấm búp được dùng làm lẩu hải sản, xào, nấm búp kho khô tiêu ăn với cơm trắng rất ngon. 

Nấm búp làm thành nhiều món ăn ngon trong nhà hàng

Nấm búp làm thành nhiều món ăn ngon trong nhà hàng

Khi sử dụng nấm búp cần lưu ý một số điểm để nấm đảm bảo thơm ngon, không ảnh hưởng tới sức khoẻ. Theo đó, trước khi chế biến, nấm búp phải được cạo sạch vỏ ngoài, ngâm nước muối, rồi đem luộc, xả lại bằng nước sạch để bớt vị đắng. Có thể luộc rồi xả qua 2 - 3 lần để giảm đắng nhiều hơn. Ngoài ra, vì nấm búp rất giàu dinh dưỡng nên thực khách nên ăn nấm một cách chừng mực. Không nên lạm dụng ăn quá nhiều có thể dẫn đến đầy bụng, khó tiêu.

Những năm gần đây, du khách gần xa đến với Phú Quốc còn được trải nghiệm cảm giác hái nấm trực tiếp từ rừng. Sau đó còn có cơ hội thưởng thức những món ngon tinh tế được chế biến từ loại nấm đặc sản này.

Các món ngon từ nấm búp:

Cháo nấm: Cháo nấm nấu cùng với tôm hoặc thịt bò, thịt ba chỉ, thêm mắm muối là có bát cháo với hương vị béo bùi, hơi đắng nhẫn ở đầu lưỡi. Món cháo này còn có công dụng giải cảm, xua tan mệt mỏi, nhức đầu.

Canh nấm hải sản: Canh nấm búp hải sản có màu sắc sinh động do nấu từ nhiều nguyên liệu khác nhau.

Nấm búp kho tiêu xanh: Nguyên liệu gồm nấm búp khô, tóp mỡ, nhánh tiêu xanh và các gia vị nêm nếm thông dụng. Phi tóp mỡ cùng tỏi cho thơm, đổ nấm vào xào, nêm nước tương, gia vị cho vừa ăn. Cuối cùng cho tiêu xanh vào nồi đảo đều rồi tắt bếp, vậy là đã có nồi nấm búo kho tiêu thơm ngon, lạ miệng.

Báu vật dưới lòng đất xưa là món ăn cứu đói, nay thành đặc sản dân thành phố ưa chuộng, hương vị đặc biệt
Cùng với khoai lang, khoai sọ từng là món ăn nhà nghèo, là thứ cứu đói trong những ngày nghèo khó, giờ đây chúng trở thành món đặc sản hấp dẫn vào mùa...

Đặc sản 4 phương

Theo H.A
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương