"Lộc trời" xuất hiện vào mùa mưa, ban đêm dân đi hái về bán thành đặc sản nổi tiếng, hương vị lạ lẫm

H.A - Ngày 27/09/2024 18:57 PM (GMT+7)

Khi mùa mưa về, loại cây này thi nhau tự mình vươn lên khỏi mặt nước và phát triển mạnh mẽ. Mấy năm nay, thứ đặc sản này được du khách gần xa ưa chuộng. 

Mùa nước nổi ở miền Tây thường bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 11 hằng năm. Vào thời gian này nước từ thượng nguồn đổ về ngập trắng đồng ruộng, mang theo các sản vật như cá linh, cua đồng, lươn đồng, bông điên điển, bông súng...

Mùa khô, gốc rễ cây súng ẩn sâu, vùi sâu dưới đất. Vào mùa nước lũ, những bông súng lại thi nhau tự vươn mình lên khỏi mặt nước. Loài cây này có sức sống kỳ diệu, không cần đến bất cứ sự chăm sóc nào. Nước dâng đến đâu cây súng cao tới đó nên thân cây dài tới vài ba mét. Vì chúng chỉ nở vào ban đêm nên người dân địa phương gọi chúng là bông súng ma. 

Bông súng tự vươn mình vào mùa nước nổi

Bông súng tự vươn mình vào mùa nước nổi

Bông súng hay hoa súng không chỉ là một cây thủy sinh quen thuộc ở miền Tây Nam Bộ mà còn là một phần không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực và đời sống của người dân nơi đây mùa nước lũ về. Bông súng có tên khoa học là Nymphaeaceae, chúng mọc tự nhiên ở các ao hồ, kênh rạch và phát triển mạnh mẽ vào mùa nước lũ khi nước dâng cao và ngập tràn ở các cánh đồng. Công súng có thân dài, giòn, màu trắng ngà, ngọt thanh và mát tạo nên hương vị đặc trưng cho nhiều món ăn dân dã. Người dân miền Tây thường sử dụng bông súng để chế biến thành nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng như lẩu mắm, gỏi và canh chua, xào tỏi, nấu canh với thịt heo hoặc tôm, ăn kèm với các loại rau sống khác hay ăn sống chấm với nước kho.

Điểm đặc biệt của bông súng là có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu khác nhau từ các loại cá đồng, thịt heo, tôm đến các loại gia vị. Điều này tạo nên sự đa dạng và phong phú trong cách chế biến, giúp bông súng trở thành một nguyên liệu không thể thiếu trong món ăn hằng ngày của người dân miền Tây.

Trong số đó, bông súng mắm kho là đặc sắc nhất. Để có món ăn tươi ngon từ bông súng, người làm phải chọn những cọng bông còn tươi cứng, thân tròn trĩnh, mọng nước. 

Bông súng mắm kho là món ăn đặc trưng trong ẩm thực miền Tây

Bông súng mắm kho là món ăn đặc trưng trong ẩm thực miền Tây

Bông súng sau khi hái về được rửa sạch, ngắt thành cọng nhỏ để ráo nước. Đây là món ăn kết hợp giữa loại rau đồng mọc vùng đất trũng và các loại mắm linh, mắm sặc ngon nhất. Người ta cho sả bằm, tép, cá lóc thịt ba rọi… nêm nếm vừa ăn. Vị cay của ớt, the của sả, ngọt của tép, giòn của bông súng khiến du khách gần xa có thể quên hương vị này.

Ban đêm hoặc sáng sớm, người dân địa phương chèo thuyền để ngắt bông súng, cuộn lại cho dễ vận chuyển rồi mang về bán cho các nhà hàng ẩm thực chế biến thành các món đặc sản nổi tiếng. 

amp;#34;Lộc trờiamp;#34; xuất hiện vào mùa mưa, ban đêm dân đi hái về bán thành đặc sản nổi tiếng, hương vị lạ lẫm - 3

Bông súng có thể kết hợp thành nhiều món ăn ngon và lạ miệng.

Bông súng có thể kết hợp thành nhiều món ăn ngon và lạ miệng.

Từ món ăn gắn với những bữa cơm dân dã, giờ đây các món từ bông súng được du khách gần xa ưa chuộng. Ở miền Tây, bông súng được bán với giá rẻ, nhưng khi được làm sạch sẽ, đóng túi zip và bán trên chợ mạng hay sàn thương mại điện tử, chúng có giá tới 50.000 đồng/kg. Người thành phố tìm mua về chế biến món ăn, đổi vị cho bữa cơm gia đình, vừa thanh mát vừa đưa cơm.

Pa pỉnh tộp: Món ăn đặc sản ở vùng Tây Bắc, độc lạ từ tên cho đến cách nấu là món gì?
Món ăn ngon trứ danh có cách chế biến cũng độc lạ không kém tên gọi, hương vị thơm ngon trứ danh đủ vị chua, cay, mặn, đắng khiến bất cứ thực khách...

Đặc sản 4 phương

Theo H.A
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương