Sau khi đánh bắt nòng nọc, người dân bản địa mổ bụng, moi sạch nội tạng rồi chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như chả, xào, nướng, kho…
Đây là một loài lưỡng cư, sống dưới nước hoặc trên cạn, nở ra từ trứng của các loài cóc, nhái và ếch. Chúng có đặc điểm chung là có màu đen hoặc vàng, thở bằng mang, không chân cho đến khi trưởng thành nên bơi bằng vây trên lưng đuôi.
Nòng nọc nở ra từ trứng của các loài cóc, nhái và ếch.
Với người dân ở huyện miền núi Quảng Ngãi và Thanh Hóa, Lâm Đồng… nòng nọc là đặc sản ngon và bổ dưỡng hiếm có món nào sánh bằng, kể cả thịt lợn, bò, trâu… Và chỉ có khách quý mới được người dân nơi đây đem ra chế biến làm món ăn để thiết đãi.
Do nòng nọc không nuôi được nên người dân chủ yếu kiếm được nhờ đánh bắt, thậm chí dùng kích điện. Đặc biệt vào mùa đông, nòng nọc phát triển nhất nhiều bởi đây là mùa sinh sản của ếch.
Sau khi đánh bắt nòng nọc, người dân bản địa mổ bụng, moi sạch nội tạng rồi chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như chả, xào, nướng, kho… Nhưng ngon nhất vẫn là nòng nọc cuốn lá dong nướng than và nấu súp chấm rau sống.
Đối với nòng nọc cuốn lá dong nướng than: Nguyên liệu cho hỗn hợp bao gồm: nòng nọc đã làm sạch, lá dong để gói, gạo nếp, ớt, lá hẹ và các loại gia vị (muối, mắc khén…). Còn đối với súp nòng nọc, vẫn sử dụng các nguyên liệu trên rồi nấu lên, cho thêm nước đợi chín sẽ chấm với rau sống ăn kèm.
Nòng nọc cuốn lá dong nướng than.
Những người mới ăn nòng nọc lần đầu sẽ có cảm giác ghê răng nhưng nếu nếm thử một lần sẽ không bao giờ quên được mùi vị đặc trưng: mềm ngọt, nhũn nhũn…
Không chỉ thơm ngon, món nòng nọc còn rất bổ dưỡng cho phụ nữ sau sinh, giúp lợi sữa; giúp người già dễ ngủ, ngủ ngon giấc.