Bên cạnh nhện đen sọc vàng của Bình Thuận, tại Campuchia cũng có loài nhện đen có thể chế biến thành món ăn.
Gần đây, một số loài côn trùng như nhện, bò cạp, bọ xít,… bỗng trở thành món ăn đặc sản được nhiều người “săn lùng” dù trông rất ghê sợ và khó ăn. Tại xã Phan Dũng (Tuy Phong, Bình Thuận) cũng tồn tại một loại đặc sản mà không phải ai cũng dám thử - nhện thân đen sọc vàng.
Đây là loài nhện này có sáu chân, thân màu đen với những sọc vàng trên lưng và các đốm màu vàng dưới bụng. Con đực có pha chút màu phấn nên các sọc vàng nhạt hơn, không nổi bật bằng con cái.
Chúng thường xuất hiện nhiều từ đầu tháng 5 đến đầu tháng 8, giăng tơ qua các cành cây vừa tầm với hoặc cao hơn đầu người một sải tay. Con trưởng thành có kích cỡ to hơn ngón tay cái. Người sành nghề chỉ cần dùng một nhánh tre trúc khô để khều nhện xuống.
Đây là loài nhện này có sáu chân, thân màu đen với những sọc vàng trên lưng và các đốm màu vàng dưới bụng.
Người bản địa tại Phan Dũng cho biết, đây là đặc sản, có tác dụng bồi bổ sức khỏe. Thậm chí với người đi rừng dài ngày, nhện thân đen sọc vàng là thức ăn cứu đói của họ mỗi khi hết thực phẩm dự trữ.
Cách chế biến nhện cũng khá đơn giản. Dễ dàng nhất chính là xâu từng con một vào thanh tre rồi nướng bằng than củi. Nếu có đầy đủ dụng cụ nồi niêu xoong chảo, người ta rang nhện bằng nước mắm hoặc muối sẽ mang đến hương vị đậm đà hơn. Chúng vừa bùi vừa béo, có chút tơ nhện rất đặc trưng.
Bên cạnh nhện đen sọc vàng của Bình Thuận, tại Campuchia cũng có loài nhện đen có thể chế biến thành món ăn. Ban đầu, loài nhện này “xuất phát” từ thời kì kinh tế khó khăn vào những năm 1970 để chống chọi với cái đói.
Nhện đen có phần thân to bằng ngón tay cái, dài từ 7 đến 9 cm, có 8 chân. Toàn bộ thân hình của những chú nhện này được phủ một lớp lông mịn. Chúng thường sinh sống trong các hang nhỏ dưới lòng đất. Khu vực tập trung nhiều nhện nổi tiếng là ngoại ô Konpong Thom và đồi Ro-Vey là nơi được nhiều người lùng.
Để bắt nhện đen không hề đơn giản, chỉ cần sơ hở một chút là có thể bị cắn. Nọc độc của chúng làm vết thương bị viêm tấy và người bị thương có thể sẽ bị sốt cao trong vài ngày liền.
Bên cạnh nhện đen sọc vàng của Bình Thuận, tại Campuchia cũng có loài nhện đen có thể chế biến thành món ăn.
Người dân thường dùng nhện đen để ngâm rượu hoặc chiên giòn. Trong khi rượu nhện đen thường được dùng như một phương thuốc bổ trợ sức khỏe thì nhện chiên giòn trở thành món ăn hàng ngày và được khách du lịch cực kỳ yêu thích.
Theo đó nhện sau khi rửa sạch, để ráo nước sẽ được chiên trong chảo dầu nóng có mỡ và tỏi đã phi sẵn. Khi nhện giòn và thơm thì vớt ra để ráo dầu là có thể thưởng thức được.
Người dân địa phương cho biết bụng nhện là bộ phận chứa nhiều “tinh hoa” nhất, phải được ăn nóng mới ngon. Nhưng nhiều chuyên gia y tế cho rằng, du khách chỉ nên ăn phần chân, vì phần thân chứa nhiều chất có thể dẫn đến dị ứng ngoài ý muốn.