Loại cây này thường mọc dại ở mé sông, trước kia thường bị cắt để bỏ đi.
Loài cây này vốn dĩ mọc hoang dại, từng bị phá bỏ vì nhiều người xem như cỏ dại. Nhưng bây giờ nó lại mang về nhiều tiền.
Bồn bồn là cây hợp với nhiều vùng đất, chăm sóc dễ, không tốn nhiều công sức.
Bồn bồn được thu hoạch lúc 4-5h và buổi chiều tối rồi đem về lột vỏ. Một đợt thu hoạch có thể mang về lợi nhuận 60 -70 triệu đồng.
Giá bán bồn bồn ở mức 35.000 đồng - 40.000 đồng/kg. Với mức giá này, có người kiếm được 600.000 đồng - 700.000 đồng/ngày, mỗi tháng thu được 18-20 triệu đồng.
Vào mùa mưa, cây bồn bồn sinh sôi, bà con mang ra ruộng rồi đợi thu hoạch.
Theo đánh giá của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cái Nước ở Cà Mau, việc trồng bồn bồn đem lại thu nhập khá cho người dân, với khoảng 100–120 triệu đồng/ha/năm.
Chúng được dùng để làm gỏi, xào, hoặc nấu canh. Nhiều người mua cây này về muối như dưa để ăn kèm với các món kho.
Trồng thì không khó nhưng thu hoạch cây bồn bồn lại vất vả. Nguyên nhân do chúng sống dưới nước nên muốn nhổ phải lội xuống để thu hoạch, sau đó cắt gọt, làm sạch cẩn thận.
Bồn bồn là loại thực vật sống vùng đất ngập nước, phát triển trong ao hồ hoặc mé sông, nơi có dòng chảy chậm.
Chúng có khả năng chịu phèn mặn, có khả năng chịu ngập sâu không như nhiều cây trồng khác.
Cây bồn bồn được thu hoạch và muốn bán ra thị trường phải mất thêm công cắt tỉa, làm sạch.
Ngày nay, dưa bồn bồn đã nổi tiếng và trở thành đặc sản của Cà Mau. Từ dưa bồn bồn, người ta có thể chế biến được nhiều món ăn ngon miệng khác