Xưa có đầy không ai hái, giờ trở thành loại rau được "săn lùng", chế biến nhiều món ngon

K.T - Ngày 12/11/2021 19:00 PM (GMT+7)

Xưa lá lốt có rất nhiều, người ta ít khi ăn bởi không có đủ điều kiện để chế biến thành các món ăn ngon. Bởi vậy, chúng mọc đầy cũng không có ai hái. Song khi xã hội phát triển, cuộc sống của người dân nâng cao nên dần cải thiện bữa ăn hàng ngày.

Lá lốt là cây thân thảo, sống và phát triển ở những nơi râm mát và những nơi có ánh nắng trực tiếp. Chúng có độ cao trung bình từ 30 đến 40 cm. Phần thân thường yếu ới, có nhiều đốt nhỏ. Phần lá dạng lá đơn có tán rộng xòe to, phần trên phiến có từ 5 đến 7 gân xanh nổi lên, phía trên thường có màu nhạt hơn. Phần hoa thường mọc thành từng cụm ở nách lá, có màu trắng, lâu tàn. Quả của lá lốt thường là quả mọng, bên trong có chứa hạt.

Lá lốt mọc hoang dại, xuất hiện chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc của nước ta. Người dân có thể thu hoạch được vào bất cứ mùa nào trong năm, thường được cắt nhỏ rồi đem phơi khô hoặc sấy khô.

Xưa có đầy không ai hái, giờ trở thành loại rau được amp;#34;săn lùngamp;#34;, chế biến nhiều món ngon - 1

Xưa lá lốt có rất nhiều, người ta ít khi ăn bởi không có đủ điều kiện để chế biến thành các món ăn ngon. Bởi vậy, chúng mọc đầy cũng không có ai hái. Song khi xã hội phát triển, cuộc sống của người dân nâng cao nên dần cải thiện bữa ăn hàng ngày.

Từ đó lá lốt bắt đầu xuất hiện trên mâm cơm. Lá lốt có thể chế biến thành nhiều món ăn dân dã, lạ miệng như:

Trứng rán lá lốt

Trứng đổ ra bát, thêm nửa thìa nhỏ muối, hai thìa nhỏ nước mắm, một ít hạt tiêu, nửa thìa nhỏ hạt nêm, hai thìa nhỏ nước lọc, dùng đũa đánh tan. Khi rán trứng bạn nên cho vào một ít nước lọc để phần trứng sau khi rán sẽ không bị khô. Lá lốt rửa sạch, thái sợi nhỏ. Đun nóng một ít dầu ăn, phi hành thơm, cho thịt vào xào chín, rưới vào chảo một ít nước mắm, đảo đều. Thịt sau khi xào chín thì cho lá lốt vào, đảo khoảng 1 phút thì cho tiếp bát trứng vào, lắc đều để trứng láng khắp mặt chảo. Dùng nắp đậy kín chảo, đun từ 5 đến 7 phút đến khi bề mặt trứng phía trên khô thì mở nắp nồi ra, dùng muôi lật mặt trứng lại và rán vàng mặt phía dưới đáy đến khi mặt đáy vàng thì tắt bếp. Múc ra đĩa dùng làm món mặn ăn với cơm.

Xưa có đầy không ai hái, giờ trở thành loại rau được amp;#34;săn lùngamp;#34;, chế biến nhiều món ngon - 2

Lá lốt cuốn thịt

Chọn thịt lợn có một chút mỡ, khi rán sẽ không bị khô. Rửa sạch thịt, bỏ bì, xay hoặc băm nhỏ. Hành khô bóc vỏ, băm nhỏ, hành lá rửa sạch thái nhỏ. Cho tất cả hành cùng một chút mì chính, bột canh, hạt tiêu vào phần thịt đã băm, trộn thật đều, để thịt ngấm gia vị trong vòng 10 phút.

Lá lốt chọn lá bánh tẻ, nhặt bỏ bớt cuống, rửa sạch, để ráo nước. Khi cuốn chả, rải mặt sau của lá lốt lên, úp mặt xanh xuống dưới, gập hai bên lá vào một chút, cho thịt vào cuốn chặt tay, để thịt không bị bong ra khi rán. Đặt chảo lên bếp, cho dầu ăn vào đun cho đến khi dầu nóng, sau đó cho lần lượt từng miếng chả vào rán, rán đều từng mặt đến khi chả chín.  Cho chả ra, để ráo dầu rồi bày ra đĩa. Chả lá lốt có thể ăn kèm với bún hoặc cơm nóng đều ngon.

Xưa có đầy không ai hái, giờ trở thành loại rau được amp;#34;săn lùngamp;#34;, chế biến nhiều món ngon - 3

Ốc xào lá nốt

 Ngâm ốc trong nước có thêm vài lát ớt trong khoảng 2-3h cho ốc nhả bớt chất bẩn và nhớt. Ốc rửa sạch, chặt đít rồi cho vào nồi luộc. Khi nước sôi, dùng đũa đảo đều cho ốc mở miệng, tắt bếp. Đổ ốc ra rổ cho nguội. Khêu lấy ruột ốc, loại bỏ phần tuyến phân, bóp với chút muối và giấm cho sạch chất bẩn. Sau đó rửa lại thật sạch, để ráo, con to thì thái đôi. Ướp thịt ốc với chút bột nêm, tiêu và xíu bột nghệ khoảng 10 phút cho ngấm.

Xưa có đầy không ai hái, giờ trở thành loại rau được amp;#34;săn lùngamp;#34;, chế biến nhiều món ngon - 4

 Lá lốt nhặt lấy phần lá, bỏ cuống già và các lá giập, úa. Sau đó rửa sạch, thái sợi khoảng 0,5cm. Hành củ bóc vỏ, rửa sạch, đập giập, bằm nhỏ. Ớt trái rửa sạch, xắt lát. Bắc chảo lên bếp, thêm 2 thìa dầu ăn. Khi dầu nóng già thì cho hành củ vào phi thơm rồi cho ốc vào xào khoảng 2-3 phút cho ốc săn lại, không nên xào lâu quá ốc bị dai. Cho xíu nước mắm cho thơm, nêm nếm sao cho vừa ăn. Tiếp đến cho lá lốt vào xào, tắt bếp và vài lát ớt xắt ở trên vào cùng là được.

Lá lốt có vị nồng, hơi cay, có tính ấm, chống hàn, giảm đau, chống phong hàn ở mức thấp, tay chân lạnh, tê tê, nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu, đau đầu vì cảm lạnh… Nước sắc toàn cây trị đầy bụng, nôn mửa vì bị hàn. Nước sắc rễ chữa tê thấp vì bị khí hàn. Cành lá sắc đặc ngậm chữa đau răng...

Loại rau xưa cho lợn ăn, giờ thành đặc sản được người giàu ưa chuộng, muốn ăn không dễ
Tại Việt Nam, chúng có nhiều ở các vùng quê, nhất là vùng Đồng bằng Bắc bộ.

Đặc sản 4 phương

K.T
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương