Loại rau xưa cho lợn ăn, giờ thành đặc sản được người giàu ưa chuộng, muốn ăn không dễ

K.T - Ngày 11/11/2021 19:30 PM (GMT+7)

Tại Việt Nam, chúng có nhiều ở các vùng quê, nhất là vùng Đồng bằng Bắc bộ.

Khoai nước thuộc cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim dài 75cm, rộng 65cm, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm.

Khoai nước được trồng nhiều ở các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Tại Việt Nam, chúng có nhiều ở các vùng quê, nhất là vùng Đồng bằng Bắc bộ. Trước đây, người dân Việt Nam hay trồng khoai nước để làm thức ăn cho lợn, gà vịt... Song phần lõi, ngó và củ lại là món ăn dân dã, phổ biến một thời gian khó khăn trong các gia đình nông thôn.

Loại rau xưa cho lợn ăn, giờ thành đặc sản được người giàu ưa chuộng, muốn ăn không dễ - 1

“Ngó khoai (hay còn gọi là dải khoai, bồng khoai) là phần mọc ra từ gốc của cây khoai nước. Chúng sinh ra cây khoai non, có chức năng như “nhau thai” để truyền chất dinh dưỡng cho cây khoai con khi nó chưa đủ lớn. Mùa ngó khoai ra nhiều nhất từ tháng 3 đến tháng 6”, anh Tân Bùi (29 tuổi, Nam Định) cho hay.

Cũng theo anh Tân Bùi, ngó khoai là phần được xem là ít ngứa nhất của cây khoai nước, được sử dụng nhiều trong các món ăn như: nấu canh, làm gỏi, xào...

Canh ngó khoai

Đây là món ăn mà nphiều người thích ăn nhưng không phải ai cũng biết nấu. Ngọn ngó khoai sau khi hái về cần nhặt sạch luôn, ngắt từng đoạn, nếu bị héo thì ngâm vào nước lạnh cho dễ tước vỏ. Sau đó, bạn cần rửa sạch cho vào nồi luộc sơ bằng nước mẻ cho thêm chút muối, vớt ra thả vào nước lạnh cho giòn và hết ngứa rồi mới nấu.

Bạn có thể luộc sơ lên trước rồi mới nhặt, tước vỏ cho nhanh và đỡ ngứa, nhưng khi nấu các cọng ngó khoai thường bị thâm lại và ăn kém ngọt. Canh ngó khoai có thể nấu với xương lợn, nấu với cá đồng hoặc là nấu với cua đồng.

Loại rau xưa cho lợn ăn, giờ thành đặc sản được người giàu ưa chuộng, muốn ăn không dễ - 2

Canh ngó khoai nấu mẻ

Dân dã hơn là món canh ngó khoai nấu mẻ. Theo đó, ngó khoai tước vỏ rửa sạch, cắt khúc khoảng 5cm, luộc sơ qua nước mẻ, cho chút muối. Tôm khô ngâm nước sau đó rửa sạch. Cà chua rửa sạch, thái múi cau. Rau dền cơm nhặt rồi rửa sạch và thái nhỏ. RauRau ngổ, tía tô rửa sạch và thái nhỏ. Mẻ lọc lấy nước. Trước tiên, ngó khoai sau khi đã luộc sơ thả vào nước lạnh rồi vớt ra cho ráo.

Đặt chảo lên bếp cho chút đầu ăn, tỏi băm, cho ngó khoai, tôm khô vào xào nhanh, nêm chút muối, bột ngọt cho đậm.  Xào xong đổ vào nồi nấu, cho một lượng nước vừa ăn, đun sôi sau đó thả cà chua vào. Tiếp theo, cho nước mẻ đã lọc sẵn vào nồi vừa đủ độ chua, nêm gia vị vừa đủ và đun sôi đến khi ngó khoai chín nhừ. Sau đó cho rau dền cơm, rau ngổ, lá tía tô vào nồi rồi tắt bếp. Cuối cùng múc ra tô và thưởng thức.

“Về quê, tôi lại đòi mẹ nấu canh ngó khoai nhưng giờ hiếm lắm, chẳng còn phổ biến như trước. Mẹ bảo muốn ăn phải báo mẹ trước để mẹ dặn mấy cô hàng rau ở chợ phần. Bởi chủ cần sáng sớm, người ta đã ra chợ “thu gom” ngó khoai về chế biến thành những món ngon rồi bán cho người nhà giàu. Ngó khoai trở thành đặc sản khiến tôi vui lắm. Tôi không ngờ thức rau dại cho lợn ăn ngày nào lại được người ta ưa chuộng đến vậy”, anh Tân Bùi nói.

Thứ bé tí tẹo xưa có đầy, giờ trở thành đặc sản được người giàu ưa chuộng đến lạ
Xưa cây vừng được trồng nhiều làm thức ăn hằng ngày cho người dân nghèo khó. Song khi xã hội phát triển, người ta ít trồng vừng, thay vào đó ai muốn...

Đặc sản 4 phương

K.T
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương