Xưa mọc đầy không ai ăn, giờ thành đặc sản được dân thành phố "truy lùng" ráo riết

K.T - Ngày 27/09/2021 19:00 PM (GMT+7)

Từ rau bợ, người dân có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon và dân dã như nấu canh, xào, luộc...

Rau bợ là cây thảo thuộc loại cỏ bán thủy sinh, rất giống chua me đất. Chúng có đặc điểm: thân mỏng mảnh, xốp, bò trên mặt đất trong nước. Thân chia thành nhiều mấu, mỗi mấu mang rễ và có 2 lá cuống dài; rễ chùm, mọc ở gốc và gốc lá, rễ non trắng, mảnh mai, khi già có màu vàng nâu; bào tử quả mọc 2-3 cái ở gốc các cuống lá, chúng có lông dày, mùa sinh sản tháng 5-6... Đặc biệt, chúng thuộc ngành dương xỉ nên không có hoa, lá sinh sản vươn cao giống như hoa mang quả bào.

Rau bợ được tìm thấy ở miền Trung và miền Nam châu Âu, phía tây Siberia, tây nam Ấn độ, Trung quốc, Bắc Mỹ và khu vực Đông Nam Á. Tại Việt Nam, rau bợ là cỏ dại mọc trên ruộng trũng khắp dải đất hình chữ S.

Tại Việt Nam, rau bợ là cỏ dại mọc trên ruộng trũng khắp dải đất hình chữ S.

Tại Việt Nam, rau bợ là cỏ dại mọc trên ruộng trũng khắp dải đất hình chữ S.

Rau bợ tuy là rau dại nhưng giá trị dinh dưỡng cao và là một dược liệu quý. Người dân một số địa phương ở miền Bắc thu hái rau bợ quanh năm để làm rau sống, nấu canh ăn hằng ngày hoặc phơi khô dùng như trà thuốc có tác dụng giải nhiệt cơ thể, trị ngứa, rôm sảy mùa hè.

Rau bợ ăn bùi, ngọt như rau ngót, có vị hơi chua của me, tanh giống diếp cá. Từ rau bợ, người dân có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon như:

- Làm rau sống: Thân, lá rau bợ dùng để ăn sống trực tiếp hoặc bóp gỏi; thường dùng chung với các loại rau rừng khác.

- Dùng làm rau luộc: Rau bợ có thể dùng để luộc riêng hoặc chung với các loại rau rừng khác.

- Dùng để xào: Rau bợ non có thể dùng để xào với thịt, tôm, cua.

- Dùng để nấu canh: Rau bợ có thể dùng để nấu canh rau với thịt, cá, tôm, cua, trứng…

Rau bợ nấu canh cua vô cùng thanh mát - món ăn ngon của người dân quê Việt Nam.

Rau bợ nấu canh cua vô cùng thanh mát - món ăn ngon của người dân quê Việt Nam.

“Xưa rau bợ ở quê tôi nhiều lắm, mọc dại đầy trên mặt các ao, mương... Người dân mỗi khi ra đồng sẽ tranh thủ vơ cả thúng rau về làm rau ăn. Song xã hội phát triển, nhu cầu cuộc sống cao, họ không còn hái rau đó về ăn nữa. Nhà nào nuôi lợn thì hái về nấu cám lợn thôi”, chị Vân Vũ (37 tuổi, Hải Dương) nói.

Cũng theo chị Vân, mấy năm gần đây chị ngỡ ngàng khi thấy chợ mạng rao bán rau bợ. Thậm chí dân thành phố còn “truy lùng”, tìm mua loại rau này về ăn. “Tôi khá bất ngờ bởi chưa từng nghĩ rau bợ dại lại có người mua vào thời điểm này! Tôi cứ nghĩ không còn ai nhớ đến loại rau quê này nữa”.

Ngoài làm rau ăn, rau bợ còn có tác dụng vô cùng tốt cho sức khỏe con người. Theo Đông y rau bợ có vị ngọt, hơi đắng, tính hàn vào kinh tâm, tỳ; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu sưng, giải độc.. Có nơi người dân hái về sao vàng hoặc phơi khô, sắc đặc uống làm thuốc mát thông tiểu tiện, chữa bạch đới, khí hư, mất ngủ; có nơi còn giã cây tươi, ép lấy nước uống chữa rắn độc, bã đắp lên những chỗ sưng đau, sưng vú, tắc tia sữa.

Đặc sản nổi tiếng An Giang, rất thơm ngon lại còn rẻ nên hấp dẫn nhiều khách du lịch
Một gói xôi Xiêm ở đây có giá rất rẻ, chỉ khoảng vài ngàn đồng, vì thế người dân thường mua để ăn sáng.

Đặc sản 4 phương

K.T
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương