Đặc sản nổi tiếng An Giang, rất thơm ngon lại còn rẻ nên hấp dẫn nhiều khách du lịch

K.T - Ngày 26/09/2021 19:00 PM (GMT+7)

Một gói xôi Xiêm ở đây có giá rất rẻ, chỉ khoảng vài ngàn đồng, vì thế người dân thường mua để ăn sáng.

Vùng đất An Giang nổi tiếng với những đặc sản như bún cá, lẩu mắm, cơm tấm Long Xuyên, lẩu mắm, xôi Xiêm... Trong đó, xôi xiêm được xem là món ăn đầy thú vị, góp phần làm phong phú thêm bức tranh ẩm thực miền Tây.

Sở dĩ có tên gọi xôi Xiêm bởi chữ Xiêm trong đó thực chất có nghĩa là “Xiêm La” – tên gọi cũ dùng để gọi người Thái Lan sang nước ta làm ăn và sinh sống. Theo đó, xưa kia các tỉnh nằm trong hoặc gần với vịnh Thái Lan như An Giang, Kiên Giang có nhiều thương nhân Thái Lan đến làm ăn buôn bán. Họ đã nấu một món xôi rất lạ để ăn. Sau đó, người Việt học cách nấu theo và để phân biệt món xôi này với các loại xôi khác nên đã đặt tên là xôi Xiêm với hàm ý đây là món xôi của người Xiêm.

Đặc sản nổi tiếng An Giang, rất thơm ngon lại còn rẻ nên hấp dẫn nhiều khách du lịch - 1

Trải qua tháng năm, tên gọi xôi Xiêm vẫn còn giữ nguyên nhưng ý nghĩa không phải ai cũng biết tới. Và vùng đất Châu Đốc (An Giang) được xem là một trong những nơi đầu tiên có món xôi Xiêm – do một người Thái gốc Việt đem về đây nấu.

Hiện nay, món xôi Xiêm cũng có nhiều nhất ở chợ Châu Đốc. Một gói xôi Xiêm ở đây có giá rất rẻ, chỉ khoảng vài ngàn đồng. Vì thế người dân thường mua xôi Xiêm để ăn sáng.

Xôi Xiêm có mùi thơm nồng nàn, thậm chí khi du khách vừa mở gói xôi ra và có vị ngọt ngào khó quên khi nếm thử. Mùi thơm và vị ngọt ấy được tạo ra từ những nguyên liệu gạo nếp Thái, trứng gà ta, đường thốt nốt, lá dứa, dừa.

Cách chế biến xôi Xiêm không quá khó nhưng cũng không hề dễ, đòi hỏi người nấu phải có sự khéo léo, tỉ mỉ và cẩn thận. Đầu tiên, gạo nếp được ngâm từ 4 – 5 tiếng, sau đó gạn nước qua vải the rồi cho vào hấp. Ngày xưa, xôi được hấp bằng chõ tre, bây giờ người ta dùng chõ nhôm hoặc chõ inox.

Điểm chung dù dùng loại chõ gì là người nấu đều đặt một ít lá dừa vào nước hấp. Đó là bí quyết khiến những hạt xôi khi chín có mùi thơm thoang thoảng rất tự nhiên. Phần hấp xôi này rất quan trọng, phải làm sao để hạt xôi vừa chín tới, đủ độ dẻo bùi mà không bị nát, không bị cứng. Xôi hấp thành công là chín tới, dẻo, ngọt vị của nếp và để bên ngoài đến khi nguội vẫn không cứng hạt.

Tiếp đó là phần nước xốt được làm bằng cách đập trứng gà ta vào tô, thêm đường thốt nốt, nước dừa rồi đánh ta, sau đó đem hấp cách thủy. Một phần nước dừa tươi khác sẽ được hòa với bột mỳ hoặc bột năng để tạo thành nước cốt dừa. Nước xốt đạt chuẩn là có vị ngọt thanh, không gắt, không nhạt, nước xốt sánh quyện, béo mà không ngán.

Đặc sản nổi tiếng An Giang, rất thơm ngon lại còn rẻ nên hấp dẫn nhiều khách du lịch - 2

Vì các công đoạn nấu xôi đều có những yêu cầu riêng như vậy nên không phải ai cũng nấu được món xôi Xiêm đúng vị. Có những nơi hạt xôi bị cứng, bị khô hoặc phần nước xốt quá ngọt, hay quá béo. Chỉ cần một thành phần trong món xôi Xiêm không đạt yêu cầu là khi thực khách ăn vào sẽ thấy món xôi không ngon hoặc bị ngán, không muốn ăn lại lần hai.

Xưa, xôi xiêm nấu chín sẽ được gói trong lá chuối hoặc lá sen, vừa giữa được độ nóng của xôi mà con tỏa mùi hương tự nhiên của lá. Ngày nay chuối và sen cũng không còn nhiều được như trước, để tiết kiệm chi phí thì người bán đựng trong các hộp giấy, điều này làm mất đi một phần thú vị khi ăn xôi xiêm.

Xưa mọc đầy không ai ăn, giờ thành đặc sản được dân thành phố truy lùng ráo riết
Từ rau bợ, người dân có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon và dân dã như nấu canh, xào, luộc...

Đặc sản 4 phương

K.T (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương