Xưa mọc đầy không ai hái, giờ được người dân ưa chuộng đến lạ, chế biến thành nhiều món ngon

K.T - Ngày 21/10/2021 19:00 PM (GMT+7)

Xưa đây được coi là loại rau dại không ai hái về ăn song nay được người dân ưa chuộng nhiều hơn.

Rau ngổ (hay còn gọi là rau om, ngò om, ngổ hương, ngổ thơm, ngổ điếc...) là cây thân thảo có chiều cao khoảng 20cm, thân xốp có nhiều lông. Lá nhẵn, mọc đối, không cuống, hơi ôm thân. Thân và lá có mùi rất thơm, giới “sành ăn” cho rằng rau om có vị giữa quế và cumin, đồng thời thoảng nhẹ thêm mùi chanh vì vậy được trồng hoặc mọc hoang làm rau gia vị.

Rau ngổ (hay còn gọi là rau om, ngò om, ngổ hương, ngổ thơm, ngổ điếc...) là cây thân thảo...

Rau ngổ (hay còn gọi là rau om, ngò om, ngổ hương, ngổ thơm, ngổ điếc...) là cây thân thảo...

Rau ngổ có hai loại: ngổ 2 lá (mọc đối) và ngổ 3 lá (mọc vòng). Trong rau ngổ có 92% nước, 2,1% protid, 1,2% glucid, 2,1% cenluloza, 0,8% tro, 0,29% vitamin B, 2,11% vitamin C, 2,11% caroten, có chứa nhiều tinh dầu (0,1%), chủ yếu là limonene, aldehyd perilla, monoterpenoid cetone, và cis-4-caranone, ngoài ra còn có các nhóm hợp chất coumarine và flavonoid có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn.

Theo Đông y, rau ngổ có vị cay, thơm, hơi chát, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, chỉ khái, giải độc, tiêu thũng, trừ viêm, chống sưng, giảm đau, sát trùng đường ruột, làm thuốc lợi tiểu, trị sỏi thận, sốt nóng, chống lão hóa, ngừa ung thư... trị thủy thũng, viêm kết mạc, phong chẩn, thủy đậu, trị những cơn đau thắt bụng.

- Tại Trung Quốc, rau ngổ được dùng để trị chấn thương khi té ngã và trị thủy thũng, sưng kết mạc, mụn ngoài da, rắn cắn và cam tích nơi trẻ em. Chúng cũng được dùng trị các rối loạn, đau khi có kinh nguyệt, giúp sinh sữa cho sản phụ.

- Ở Malaysia, lá rau ngổ dùng làm thuốc đắp trị đau nhức chân. Rễ và lá, sắc chung để trị nóng sốt, thông đờm khi ho.

- Ở Ấn Độ, toàn cây giúp sinh sữa, sát trùng; nước cốt trị nóng sốt, cho sản phụ uống khi sữa bị chua.

- Tại Việt Nam, rau ngổ mọc hoang dại ở ao hồ, sông suối... khắp dải đất hình chữ S. Xưa đây được coi là loại rau dại không ai hái về ăn song nay được người dân ưa chuộng nhiều hơn. Chúng được bày bán khắp các chợ cóc, chợ dân sinh hoặc siêu thị với giá vài nghìn đồng/ mớ.

Từ rau ngổ, người dân Việt Nam có thể chế biến thành những món ngon như:

- Rau ngổ xào thịt bò

Thịt bò xắt thành miếng nhỏ vừa ăn, đem tẩm ướp các loại gia vị như hành, tỏi, tiêu... khoảng 15 phút. Rau ngổ nhặt bỏ lá già, giữ lại phần non, rửa sạch và cắt khúc.

Cho dầu ăn vào chảo, bắc lên bếp, phi tỏi thơm rồi đổ thịt bò xào chín đều rồi bỏ ra đĩa. Sau đó, bạn xào rau ngổ đến khi chín tới sẽ cho thịt bò vào, nêm nếm thêm gia vị là có thể ăn. Món này có thể ăn kèm với bún, cơm nóng.

Xưa mọc đầy không ai hái, giờ được người dân ưa chuộng đến lạ, chế biến thành nhiều món ngon - 2

- Lươn om rau ngổ

Lươn đồng được làm sạch nhớt bằng cách nhúng vào tro bếp hoặc muối rồi cắt bỏ đầu, rửa kỹ và cắt khúc bằng khoảng 2 đốt ngón tay. Còn rau ngổ chọn loại non, rửa sạch, giữ cọng và không cần thái nhỏ.

Người ta dùng nồi đất, xếp rau ngổ xuống dưới đáy, đặt lươn vào theo hình vòng tròn. Sau đó họ cho thêm nước cốt dừa, nghệ và hành lên trên, đổ nước sâm sấp mặt nồi. Xong xuôi, họ nêm nếm gia vị, đợi một thời gian ngắn để hỗn hợp trên ngấm rồi đem om trên bếp lửa liu diu chừng 30 phút.

Lươn chín, người ta sẽ bắc xuống bếp, rắc chút rau thơm và lạc rang giã nhuyễn. Món ăn này ăn kèm tương, xả ớt và đĩa bún vô cùng hấp dẫn. Thịt lươn thơm ngon, rau ngổ mát lành cùng hương vị của nước cốt dừa đã tạo nên món ăn đậm chất thôn quê.

- Canh chua rau ngổ

Cá lóc hoặc cá diêu hồng làm sạch, cắt thành từng khúc. Rau bạc hà (hay còn gọi là dọc mùng) tước vỏ, thái vát và bóp cùng muối để bớt ngứa. Cà chua rửa sạch, thái múi cau. Dứa gọt sạch, thái lát mỏng. Đậu bắp cắt bỏ đầu và thái vát. Rau ngổ rửa sạch. Bắc nồi lên bếp, cho dầu ăn vào phi thơm hành tím.

Cho cà chua vào xào mềm, thêm chút nước mắm để tạo mùi rồi đổ nước xấp xỉ cà chua. Cho nước me chua vào nồi, cho dứa và bỏ cá vào. Khi cá bắt đầu chín, người ta cho dứa, đậu bắp và bạc hà rồi đun sôi khoảng 3 phút và thêm rau ngổ là đã có thể thưởng thức món canh chua rau ngổ.

Xưa mọc đầy không ai hái, giờ được người dân ưa chuộng đến lạ, chế biến thành nhiều món ngon - 3

Đặc sản nổi tiếng Sóc Trăng, tên rất đặc biệt nhưng lại thu hút khách du lịch đến... lạ lùng
Mì sụa là món ăn ấn tượng mang hương vị chỉ Sóc Trăng mới có đã chạm tới trái tim của bao du khách trong và ngoài nước.

Đặc sản 4 phương

K.T
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương