Xưa mọc đầy vườn không ai hái, giờ chị em nội trợ tìm "mỏi mắt" không có, giá cao ngất

K.T - Ngày 31/10/2021 19:04 PM (GMT+7)

Xưa cây thường mọc tự nhiên trong vườn hoặc trong rừng ở cao độ thấp do gió thổi các quả bế có lông đi khắp nơi.

Xương sông thuộc cây thân thảo sống dai, cao khoảng 1m hay hơn. Chúng có đặc điểm: lá hình ngọn giáo, gốc thuôn dài, chóp nhọn, mép có răng cưa; cuống lá có khi có tai ngắn; cuống hoa hình đầu màu vàng nhạt, tập hợp 2-4 cái ở nách các lá; hoa màu vàng nhạt, mào lông màu trắng. Hoa cái ở xung quanh có tràng 3 răng; quả bế hình trụ, có 5 cạnh. Xương sông mọc dại hoặc được trồng nhiều nơi ở các vùng Nam Á và Đông Nam Á, Hoa Nam, Đài Loan…

Tại Việt Nam, cây thường mọc tự nhiên trong vườn hoặc trong rừng ở cao độ thấp do gió thổi các quả bế có lông đi khắp nơi. Song hiện nay, loại cây này ít đi do người dân dọn vườn tược mà không biết về giá trị của nó. Vì thế, nhiều người muốn tìm mua xương sông rất khó, thậm chí không thể kiếm được vài ba lá xương sông.

Xưa mọc đầy vườn không ai hái, giờ chị em nội trợ tìm amp;#34;mỏi mắtamp;#34; không có, giá cao ngất - 1

Chị Lê Hưng (37 tuổi, Hưng Yên) cho biết: “Trước quê mình nhà nào cũng có cây xương sông. Họ không phải trồng mà cây mọc tự nhiên. Nhưng mấy năm trở lại đây, loại cây này bỗng dưng “biến mất” một cách kỳ lạ. Hôm nọ, đứa út nhà tôi ho hắng nhiều, tôi chạy ra chợ tìm mua xương sông về làm bài thuốc chữa trị mà chẳng có ai bán cả. Tôi đi quanh làng tìm xem nhà ai có mà không được”.

Cuối cùng, chị Lê Hưng đành lên chợ mạng tìm mua giống cây xương sông về trồng, vừa lấy lá ăn vừa phòng lúc con ốm đau hái làm bài thuốc. Chị bảo chị không ngờ nó được rao bán với giá cao như vây: một cây con có giá 15.000 đồng, còn lá có giá lên đến 35.000-40.000 đồng/kg. “Tôi không nghĩ có ngày phải mua loại cây dễ mọc này về trồng ở vườn”, người phụ nữ nói.

Xương sông có thể làm gia vị, trộn gỏi cá, gỏi thịt, nướng chả...

Chả viên xương sông

Nguyên liệu gồm thịt nạc vai có dính chút mỡ, 5 lá xương sông, hành khô và các loại gia vị. Thịt bằm nhỏ, hành bóc vỏ bằm nhỏ, lá xương sông thái nhỏ. Trộn đều thịt, hành, lá xương sông, nước mắm, hạt tiêu, mì chính và bột bắp. Viên thịt thành hình tròn rồi đem chiên trong chảo ngập dầu. Khi viên chả chín vàng thì vớt ra. Ăn cùng bún, rau thơm, dưa leo và nước chấm chua ngọt.

Xưa mọc đầy vườn không ai hái, giờ chị em nội trợ tìm amp;#34;mỏi mắtamp;#34; không có, giá cao ngất - 2

Sườn non bung lá xương sông

Món sườn bung lá xương sông có màu sắc rất đẹp và bắt mắt: màu vàng nhạt của nước dùng, màu đen láng bóng của xương sông, màu đỏ của cà chua, màu xanh dịu của bạc hà... Có thể ăn món này với bún hoặc cơm nóng. Khi ăn vị chua dịu hoà với vị ngọt của thịt, đặc biệt là mùi thơm của lá xương sông rất hấp dẫn.

Sườn heo rửa thật sạch, chặt khúc vừa ăn, ướp chẻ từng xương, chặt khúc nhỏ, ướp với nghệ và ít muối. Còn cà chua bổ kiểu múi cau. Tai chua ngâm sơ, rửa thật sạch. Dọc mùng tước bỏ vỏ, rửa thật sạch, thái lát vừa ăn. Lá xương sông rửa thật sạch, xắt nhỏ. Nấu nóng dầu chiên, xào sơ cà chua, cho sườn non vào xào vừa săn, chế 1 lít nước vào đun khoảng 15 phút, cho tai chua vào đun thêm cho đến khi xương mềm. Cho dọc mùng vào nấu sôi lại, nêm muối, bột ngọt, nước mắm, đường cho vừa ăn, sau đó cho lá xương sông vào đảo đều, tắt lửa. Múc canh ra bát, dùng nóng trong bữa ăn.

Ngoài làm rau ăn, xương sông còn là bài thuốc quý chữa nhiều bệnh. Theo đó lá cây có vị đắng, cay, thơm, tính ấm, tác dụng trừ tanh hôi, hỗ trợ tiêu hóa, tiêu đờm. Lá xương sông có thể chữa ho cảm, viêm họng bằng cách nhai ngậm lá tươi hoặc giã nhuyễn hòa nước sôi gạn lấy nước uống.

Trong 100g lá xương sông có 82,5g nước, 2g protein, 1,3g đường, 2,9g chất xơ, canxi, sắt, phospho, vitamin B1, B2, Pp, C. Lá chứa 0,24% tinh dầu với thành phần chính là limonen, p-cymene và methylthymol.

Xưa là món ăn cứu đói, giờ trở thành đặc sản có thể chế biến thành nhiều món ngon
Xưa, loại của này hầu như xuất hiện ở các tỉnh thành trong cả nước, được coi là lương thực thay thế gạo

Đặc sản 4 phương

K.T
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương