Cách bạn thể hiện bản thân sẽ trực tiếp quyết định cách người khác hòa hợp với bạn và thái độ của bạn đối với bản thân quyết định liệu người khác có tôn trọng bạn hay không.
Trong các mối quan hệ xã hội, có một sự thật rằng: Cách bạn thể hiện bản thân sẽ trực tiếp quyết định cách người khác hòa hợp với bạn và thái độ của bạn đối với bản thân quyết định liệu người khác có tôn trọng bạn hay không.
Ví dụ: Khi lần đầu tiên tiếp xúc với người khác, bạn tỏ ra rất thiếu tự tin khép nép. Trong quá trình hòa hợp sau đó, bạn sẽ ở thành người ở "cửa dưới". Đối phương và bạn ngay từ đầu đã ở trong tình trạng giao tiếp không bình đẳng.
Muốn không bị coi thường, đừng coi thường chính mình, bạn phải thay đổi cả hình ảnh bên ngoài và tư thế của mình. Vậy trong giao tiếp xã hội, kiểu người nào dễ bị thao túng, lợi dụng nhất?
1. Người có ý thức thấp về giá trị, quen với việc hòa hợp với người khác theo cách "cố làm hài lòng"
Những người có ý thức thấp về giá trị nội tại thường dễ rơi vào tình trạng phủ nhận và nghi ngờ bản thân. Về cơ bản, ý thức về giá trị bản thân thấp là dấu hiệu của lòng tự trọng thấp.
"Tôi phải đối xử tốt với mọi người để mọi người sẵn lòng hòa hợp với tôi."
"Tôi phải cư xử tốt hơn để người khác không coi thường tôi."
“Tôi cần phải nhiệt tình hơn nữa để người khác có thể cảm nhận được lòng tốt của tôi”...
Xuất phát từ ý định tốt nhưng cách làm lại sai. Những người có ý thức giá trị thấp sẽ trở thành đối tượng dễ bị lợi dụng, thao túng. Đặc điểm của những người này là gì?
Đầu tiên: Cảm xúc của người khác đến trước cảm xúc của chính bạn
Bạn thà làm sai với chính mình còn hơn là từ chối giúp đỡ người khác. Để quan tâm đến cảm xúc của người khác, bạn bất chấp phẩm giá và cảm xúc của bản thân mình.
Thứ hai: Nhu cầu của người khác quan trọng hơn nhu cầu của chính bạn
Rõ là bạn muốn điều đó nhưng lại từ bỏ cơ hội cuối cùng để làm. Rõ là bạn thấy không ổn nhưng bạn lại nói rằng điều đó không quan trọng. Rõ là bạn đau khổ nhưng sẵn sàng chịu thiệt để làm người khác hài lòng.
Khi một người đã quen với việc hòa hợp với người khác theo kiểu xu nịnh, xuống nước và khép nép, điều này có nghĩa là bạn đặt lòng tự trọng của mình dưới chân người khác và để người khác tùy ý chà đạp lên. Khi gặp phải người mưu mô, bạn sẽ bị lợi dụng.
2. Đồng cảm quá mức và luôn suy nghĩ từ quan điểm của người khác
Những người có khả năng đồng cảm, đặt mình vào vị trí của người khác trong các mối quan hệ thường rất nhân văn. Dù trong các mối quan hệ xã hội hay tình yêu, sự đồng cảm có thể làm giảm bớt nhiều xung đột. Trong quá trình đồng cảm, việc nhận thức được cảm xúc và sự thay đổi của người khác có thể giúp bạn có cảm giác “kiểm soát” mối quan hệ tốt hơn.
Tuy nhiên, những người quá đồng cảm sẽ sống một cuộc sống rất mệt mỏi. Những người như vậy thường không có “cảm giác về ranh giới” chính xác. Bất kỳ cảm xúc tiêu cực nào từ người khác sẽ ảnh hưởng đến họ. Lòng tốt và lòng trắc ẩn như vậy thường dễ bị lợi dụng bởi những người có động cơ thầm kín.
Ví dụ: Một số kẻ nói dối thường tạo ra những nhân vật và trải nghiệm rất bi thảm để lấy được sự thông cảm. Điều này khiến những người quá đồng cảm rất dễ bị đánh lừa. Kết quả là, người quá đồng cảm dễ bị người mưu mô thao túng, đối phương sẽ dẫn dắt và đổ lỗi mọi lỗi lầm cho họ. Những người quá đồng cảm chắc chắn sẽ cảm thấy tội lỗi và rơi vào tình trạng tự trách mình dù sự việc này hoàn toàn không phải lỗi của họ.
3. Đầu óc đơn giản, có gì nói nấy
Người vô tư thường sống hạnh phúc nhưng đằng sau niềm hạnh phúc đó cũng sẽ có những cái giá phải trả, đó là dễ bị lợi dụng.
Đặc điểm của kiểu người này là trong các mối quan hệ cá nhân, họ đều rất vô tư, không giữ kín điều gì. Chỉ cần người khác dẫn dắt vài lời, họ lập tức tiết lộ mọi bí mật. Khi có chuyện không hay xảy ra, họ chia sẻ ngay với người khác. Khi đạt được một thành tựu, họ nhất định chia sẻ niềm vui của mình. Người như này không biết che giấu sự vụng về của mình và anh ta cũng không biết cách làm giàu bản thân một cách âm thầm. Đó là lý do họ dễ bị kẻ khác lợi dụng.
Trong các mối quan hệ xã hội, muốn tránh bị người khác thao túng, lợi dụng thì có 2 sự thật bạn luôn phải nhớ:
Một là, mối quan hệ dù tốt đến đâu cũng có thể nảy sinh xung đột về lợi ích.
Hai là, dù bạn có thân với ai thì cũng nên học cách giữ khoảng cách và làm giàu bản thân trong thầm lặng.