Để tìm kiếm được một mối quan hệ đã khó, bắt đầu một mối quan hệ còn khó hơn và để giữ gìn mối quan hệ hôn nhân luôn bền chặt thì rõ ràng không phải ai cũng làm được. Hãy tránh những tư duy sai lầm dưới đây để giữ lửa cho cuộc hôn nhân của mình.
1. Bạn luôn luôn muốn thắng
Một trong những tư duy nguy hiểm nhất của hôn nhân là sự cạnh tranh. Nếu như bạn luôn cố gắng tìm mọi cách để được là người đứng đầu, luôn tìm kiếm lợi thế cho mình, thậm chí có thể gạt bỏ quyền lợi của bạn đời chỉ vì bạn muốn là người thắng cuộc thì hôn nhân của bạn đáng báo động.
Sẽ có lúc, sự không biết điều, không biết nhường nhịn làm đối phương cảm thấy kiệt sức, tức giận, lâu dần sẽ sinh ra tâm lý chán nản. Dấu hiệu của sự rạn nứt là khi cảm thấy rằng có những điều bạn không thể chia sẻ với bạn đời của mình vì cô ấy/anh ấy sẽ sử dụng nó để chống lại bạn.
2. Bạn không tin tưởng
Có hai khía cạnh của niềm tin rất quan trọng trong mối quan hệ vợ chồng. Một là tin tưởng bạn đời của bạn đủ để biết rằng cô ấy/anh ấy sẽ không lừa dối bạn hay làm tổn thương bạn. Hai là biết rằng anh ấy/cô ấy cũng tin tưởng bạn như vậy.
Nếu một trong hai khía cạnh của sự tin tưởng đã biến mất, cho dù vì một trong hai người lợi dụng sự tin tưởng đó mà làm điều gì đó thì mối quan hệ sớm muốn cũng sẽ đổ vỡ. Tư duy không thể tin tưởng bất cứ ai có thể khiến mọi mối quan hệ kết thúc, không chỉ riêng hôn nhân.
3. Giữ im lặng khi khúc mắc
Quá nhiều người phủ lên bề ngoài của mình một tầng phòng bị “im lặng” để tránh xung đột với bạn đời của họ. Họ giữ im lặng về tất cả những điều khiến mình bận tâm hay buồn bã, có thể họ không muốn làm tổn thương vợ/chồng mình, cũng có thể họ coi im lặng là một sự trả đũa.
Về lâu dài, nó dần dần làm xói mòn nền tảng của mối quan hệ đi. Vấn đề nhỏ phát triển thành vấn đề lớn hơn và có thể biến thành vấn đề lớn nhất. Thực sự thì giữ yên lặng chỉ phản ánh sự thiếu tin tưởng và như đã nói, đó là dấu hiệu cái chết báo trước của một cuộc hôn nhân.
4. Bạn không chịu lắng nghe
Nghe, thực sự lắng nghe, là một điều khó. Theo như logic bình thường, khi chúng ta nghe được một điều gì đó khó chịu như chỉ trích, trách móc, theo bản năng bảo vệ bản thân, thay vì thực sự lắng nghe bạn đời của mình, chúng ta thường làm gián đoạn để giải thích, bào chữa hay cầu xin sự tha thứ cho chính mình, hoặc chỉ đơn giản là chối bay chối biến tội lỗi.
Tuy nhiên, vợ/chồng của bạn xứng được nhận được một sự lắng nghe thực sự từ phía bạn. Điều đó biểu thị cho sự tôn trọng, sự để tâm đến mối quan hệ, đến cuộc hôn nhân của bạn. Nếu bạn không thể lắng nghe theo cách đó, hôn nhân của bạn thực sự có vấn đề.
5. Bạn tiêu tiền như một người độc thân
Khi bạn độc thân, bạn có thể mua bất cứ thứ gì bạn muốn, bất cứ khi nào bạn muốn, ít quan tâm đến tương lai. Nó không nhất thiết phải khôn ngoan, nhưng bạn là người duy nhất phải trả phí cho hậu quả. Tuy nhiên, khi bạn đã lập gia đình, thì vợ/chồng bạn, con cái của bạn sẽ phải chịu hậu quả liên đới nếu bạn vẫn tiêu tiền như đang còn độc thân, điều này thực sự là một gánh nặng.
Đây là một vấn đề khá nghiêm trọng bởi ngày càng có nhiều người lựa chọn giữ tài chính của mình riêng biệt, ngay cả khi họ đã kết hôn. Không có gì sai tuy nhiên cần chi tiêu hợp lý. Hãy tạo thói quen chăm lo cho những nhu cầu của gia đình đầu tiên, nếu có dư dả, hãy thảo luận với bạn đời cách tốt nhất để sử dụng tiền. Còn nếu bạn đang tiêu tiền như thể đó chỉ là tiền của bạn, không ai có quyền bảo bạn phải làm gì với nó thì cuộc hôn nhân của bạn cũng chịu số phận như đống tiền của bạn vậy.
6. Bạn sợ hãi sự đổ vỡ, chia ly
Không một ai đang trong một cuộc hôn nhân hạnh phúc lại tồn tại một sự đổ vỡ, chia ly. Nếu bạn đang có cảm giác đó thì đây là một dấu hiệu lớn cảnh báo rằng có điều gì đó sai trái, lệch đi khỏi quỹ đạo thông thường. Tuy nhiên bản chất của sự sợ hãi là sự thiếu tin tưởng, thiếu tự tin, bạn sợ rằng không có lý do gì mà vợ/chồng bạn lại muốn ở bên cạnh bạn, sớm muộn gì anh ấy/cô ấy sẽ rời khỏi bạn mà đi. Càng tự ti, càng sợ hãi, nguy cơ hôn nhân đổ vỡ càng cao. Vì vậy, thay vì chỉ ngồi đó và sợ hãi, hãy tự làm mình tràn đầy năng lượng tự tin, xây dựng bản thân mình kiên cường, làm những điều mình yêu thích. Thẳng thắn mà nói, điều đó chỉ có lợi, không có hại, không chỉ giúp tinh thần bạn thoải mái hơn mà còn có thể giúp cuộc hôn nhân của bạn hài hòa hơn.
7. Bạn đang phụ thuộc
Có một ranh giới mỏng manh giữa đồng hành, hỗ trợ nhau và phụ thuộc. Nếu bạn phụ thuộc vào bạn đời của bạn tức là bạn hoàn toàn không thể sống thiếu cô ấy/anh ấy thì bạn đã tự tạo một áp lực không đáng có lên bạn đời và chính bản thân bạn. Nếu bạn mong đợi vợ/chồng của mình có thể mang lại cho bạn tất cả mọi thứ trong khi bạn không có gì để cho họ cả về tình cảm lẫn vật chất, bạn đang gặp rắc rối lớn.
Không ai có thể mãi mãi cho đi, cũng không ai có thể mãi mãi được nhận. Lưu ý, về vật chất, điều này không có nghĩa là bạn cần phải đóng góp cân bằng với vợ/chồng mình vào ngân sách gia đình, nó có nghĩa bạn không góp một chút gì vào đó.