8 câu những người có trí thông minh xã hội cao không nói và bạn cũng nên vậy

Bảo Anh. - Ngày 29/01/2024 19:00 PM (GMT+7)

Điểm mấu chốt của trí tuệ xã hội nằm ở sự đồng cảm. Đó là khả năng nhận thức và hiểu được cảm xúc, quan điểm và trải nghiệm của người khác, đáp lại bằng lòng tốt và sự tôn trọng. Dưới đây là những câu người có trí thông minh xã hội cao tránh nói vì thiếu sự đồng cảm.

1. “Đó không phải lỗi của tôi…”

8 câu những người có trí thông minh xã hội cao không nói và bạn cũng nên vậy - 1

Tương tác là con đường hai chiều và những người có trí thông minh cao về mặt xã hội biết tầm quan trọng của việc làm chủ hành động.

Khi mọi thứ đi theo chiều hướng xấu, bạn rất dễ rơi vào vòng xoáy chỉ trích và đổ lỗi cho người khác. Nhưng làm như vậy không chỉ tổn hại đến các mối quan hệ mà còn khiến bạn trở thành kẻ trốn tránh trách nhiệm. Câu “Đó không phải lỗi của tôi…” là ví dụ điển hình cho điều này.

Những người có trí thông minh xã hội cao thường tránh xa câu nói này vì nó mang tính phòng thủ và vô trách nhiệm. Thay vào đó, họ tập trung tìm kiếm giải pháp và sửa đổi thay vì chỉ muốn biết ai là người có lỗi.

Lần tới, khi bạn rơi vào tình huống khó khăn, hãy cưỡng lại ý muốn nói: “Đó không phải lỗi của tôi…”. Thay vào đó, bạn có thể nói rằng: “Hãy tìm hiểu xem điều gì đã xảy ra và cách chúng ta có thể khắc phục nó”.

Cách xử lý này không chỉ khiến bạn có vẻ trưởng thành hơn mà còn giúp bạn nuôi dưỡng những mối quan hệ tốt đẹp hơn với những người xung quanh. Nhớ rằng, trách nhiệm là chìa khóa để duy trì sự hài hòa về mặt xã hội.

2. “Tôi đã bảo rồi mà…”

Chúng ta đều từng ở trong những tình huống những lời khuyên hoặc sự chia sẻ ​​của mình bị phớt lờ hoặc gạt sang một bên. Và khi mọi việc sáng tỏ đúng như chúng ta dự đoán, bạn có thể sẽ muốn thốt ra câu nói đó: “Tôi đã bảo rồi mà”.

Tuy nhiên, đây là điều những người có trí thông minh xã hội cao chủ động tránh. Thực tế, câu nói “Tôi đã bảo rồi mà” không giúp ích được gì. Nó không giúp vấn đề được giải quyết hoặc làm cho ai đó cảm thấy tốt hơn mà chỉ có tác dụng xoa dịu cái tôi của bạn và làm căng thẳng thêm mối quan hệ.

3. “Thật không công bằng”

Cuộc sống không phải lúc nào cũng công bằng, tất cả chúng ta đều biết điều đó. Nhưng việc lên tiếng “Thật không công bằng” khi bạn cảm thấy bị coi thường thường có thể hiểu như bạn đang đóng vai nạn nhân. Đó là câu mà những người thông minh về mặt xã hội tránh nói.

Thay vào đó, họ bày tỏ cảm xúc và suy nghĩ của mình theo cách mang tính xây dựng hơn. Khi không được thăng chức, thay vì nói “Thật không công bằng”, bạn có thể nói “Tôi cảm thấy thất vọng về quyết định này. Chúng ta có thể thảo luận về những gì tôi có thể cải thiện để mở ra cơ hội trong tương lai không?”

Cách tiếp cận này cho thấy bạn sẵn sàng chịu trách nhiệm cho sự trưởng thành và phát triển của chính mình. Một chút thay đổi trong cách nói giúp chuyển trọng tâm từ vấn đề sang các giải pháp tiềm năng. Và đó là dấu hiệu của trí thông minh xã hội.

4. “Thật ngu ngốc”

8 câu những người có trí thông minh xã hội cao không nói và bạn cũng nên vậy - 2

Khi bạn nhanh chóng gắn ý tưởng hoặc ý kiến ​​của ai đó với sự “ngu ngốc”, đối phương sẽ trở nên phòng thủ và không muốn thảo luận thêm. Những người thông minh về mặt xã hội hiểu điều này và cố gắng tránh những câu nói mang tính bác bỏ như vậy. Câu nói này không chỉ thể hiện sự phê bình với ý tưởng mà còn có thể khiến người nghe cảm thấy bị tấn công cá nhân.

Thay vì bác bỏ một cách thẳng thừng như vậy, những người thông minh về mặt xã hội có xu hướng tiếp cận cởi mở hơn. Họ có thể nói: “Đó là một quan điểm thú vị, nhưng bạn đã cân nhắc đến… chưa?” hoặc “Tôi hiểu ý bạn, nhưng còn…?” Cách nói này giúp mở ra cuộc đối thoại và khuyến khích những thảo luận sâu sắc hơn thay vì đơn giản là dập tắt.

Mỗi cuộc trò chuyện là một cơ hội để học hỏi và phát triển. Với cách nói tôn trọng và cởi mở, bạn không chỉ thúc đẩy các mối quan hệ tốt hơn mà còn làm phong phú thêm sự hiểu biết và quan điểm của riêng mình.

5. “Tôi không quan tâm”

“Tôi không quan tâm” là câu những người có trí thông minh xã hội cao tránh dùng. Họ biết câu nói này có thể làm hỏng các mối quan hệ và cắt đứt các đường dây liên lạc.

Khi ai đó chia sẻ với bạn, thường là vì họ coi trọng ý kiến ​​của bạn hoặc muốn được bạn hỗ trợ. Câu trả lời “Tôi không quan tâm” có thể khiến người khác cảm thấy bản thân tầm thường và không được đánh giá cao.

Những người thông minh về mặt xã hội mong muốn thể hiện sự đồng cảm và thấu hiểu qua các tương tác. Ngay cả khi không có cùng mối quan tâm, họ vẫn sẽ thừa nhận cảm xúc và quan điểm của người khác.

Trong trường hợp này, họ có thể trả lời rằng: “Đó thực sự không phải là lĩnh vực chuyên môn của tôi, nhưng tôi có thể hiểu tại sao nó lại quan trọng với bạn” hoặc “Tôi có thể không hiểu đầy đủ, nhưng tôi ở đây để hãy lắng nghe nếu bạn muốn chia sẻ.”

6. “Sao cũng được”

“Sao cũng được” có thể khiến người nghe cảm thấy suy nghĩ hoặc cảm xúc của họ không quan trọng, cho thấy sự thiếu đồng cảm.

Những người có trí thông minh xã hội cao lựa chọn những phản ứng thể hiện sự đồng cảm hơn. Họ có thể nói: “Tôi thấy điều này có ý nghĩa rất lớn với bạn” hoặc “Chúng ta hãy nói thêm về nó nhé”. Những cách nói này gửi đi thông điệp rằng bạn quan tâm và thực sự tham gia vào cuộc trò chuyện, ngay cả khi chủ đề đó bạn không đặc biệt đam mê.

7. “Bạn luôn…” hoặc “Bạn không bao giờ…”

Câu nói: “Bạn luôn…” hoặc “Bạn không bao giờ…” có thể nhanh chóng dẫn đến xung đột và hiểu lầm. Đó là những khái quát chung có thể khiến người khác cảm thấy bị tấn công hoặc phòng thủ.

Những người có trí thông minh xã hội cao tập trung vào những hành vi cụ thể và bày tỏ cảm xúc của mình mà không đổ lỗi hay chỉ trích. Trong trường hợp này, họ có thể nói rằng: “Lần trước, tôi cảm thấy không được lắng nghe khi chia sẻ về vấn đề công việc của mình”. Điều này giúp họ thể hiện cảm xúc mà không tấn công người khác.

8. “Đó chỉ là đùa thôi!”

8 câu những người có trí thông minh xã hội cao không nói và bạn cũng nên vậy - 3

Những người thông minh về mặt xã hội cẩn thận cả với sự hài hước, đặc biệt khi điều đó gây tổn hại cho người khác. Họ hiểu rằng những câu như “Đó chỉ là đùa thôi” có thể khiến đối phương cảm thấy không được lắng nghe và không có giá trị. Thay vào đó, họ có thể nói: “Tôi xin lỗi nếu trò đùa của tôi làm bạn khó chịu. Đó không phải là ý định của tôi.”

Tôn trọng cảm xúc của người khác và lưu tâm đến lời nói của chính mình là chìa khóa để duy trì các mối quan hệ xã hội tích cực.

10 câu những người thông minh không bao giờ nói
Dưới đây là những câu nói người thông minh tránh xa và lý do bạn cũng nên làm như vậy.

Tư duy thông minh

Theo Bảo Anh.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tư duy thông minh