9 bí quyết chi tiêu ở nơi người dân coi "tiết kiệm là đam mê"

Bảo Anh. - Ngày 31/08/2021 11:45 AM (GMT+7)

Chúng ta đều có thể học được những bài học từ cách chi tiêu, quản lý tiền bạc của người Đức. Dưới đây là những chiến lược tài chính tuyệt vời, giúp bạn gia tăng tiết kiệm, chi tiêu hợp lý hơn.

Chắc hẳn bạn đã từng được nghe về niềm đam mê tiết kiệm tiền của người Đức. Người dân quốc gia này thường tiết kiệm một phần lớn thu nhập và hiếm khi đầu tư vào nơi mà họ không thấy được sự tin tưởng. Ngay cả khi một người trúng xổ số hàng triệu đô la, bạn cũng sẽ không thấy họ mua sắm phung phí hay tậu ngay cho mình những chiếc xe hơi đắt tiền...

Chúng ta đều có thể học được những bài học từ cách chi tiêu, quản lý tiền bạc của họ. Dưới đây là những chiến lược tài chính tuyệt vời, giúp bạn gia tăng tiết kiệm, chi tiêu hợp lý hơn.

Nói không với mua sắm bừa bãi, chạy theo những xu hướng mới nhất

9 bí quyết chi tiêu ở nơi người dân coi amp;#34;tiết kiệm là đam mêamp;#34; - 1

Người Đức từ lâu đã khẳng định quốc gia mình là một quốc gia tiết kiệm. Ngay từ những việc nhỏ hàng ngày, họ cũng có xu hướng mặc quần jean, áo len và các đồ khác rất cẩn thận để sau này khi không dùng nữa có thể bán, trao đổi hoặc ít nhất là tặng cho ai đó.

Ở Đức, ngoài các cửa hàng chuyên bán đồ cũ, bạn có thể đổi đồ, mua đồ cũ trên nhiều trang web một cách dễ dàng. Có thể bạn không tin, ngay cả những người giàu có cũng làm điều này. Thay vì luôn mua mới, họ biết có những sản phẩm mình hoàn toàn có thể mua đồ đã qua sử dụng, chất lượng đảm bảo mà lại tiết kiệm. Không những đem lại lợi ích cho túi tiền của bạn, việc này còn giúp bạn bảo vệ môi trường.

Tận dụng tối đa các đợt giảm giá

9 bí quyết chi tiêu ở nơi người dân coi amp;#34;tiết kiệm là đam mêamp;#34; - 2

Người Đức thích tận dụng các chương trình khuyến mãi đặc biệt khi mua sản phẩm. Trong mùa giảm giá, bạn sẽ thấy người dân nước này tích trữ đồ đạc hàng loạt. Nếu đó là món hời, nhiều người thậm chí sẵn sàng đến mua hàng ở các thành phố khác (với điều kiện số tiền tiết kiệm được lớn hơn chi phí đi lại).

“Ở bất kỳ siêu thị nào của Đức, bạn đều có thể thấy người tiêu dùng quan tâm đặc biệt đến các mặt hàng giảm giá. Tuần trước, một người bạn Đức của tôi đã mua đến 5, 6 gói cà phê lớn được giảm giá một nửa và rất nhiều hộp ngũ cốc. Với điều kiện tài chính, người bạn này hoàn toàn có thể chi trả cho những món đồ đắt tiền hơn. Họ luôn tự hào về việc tìm được những món hời!", một người chia sẻ.

Luôn tìm cách tự làm mọi thứ

Người Đức thích tự mình làm mọi thứ, tiết kiệm tiền chi cho các dịch vụ của thợ thủ công. Họ tự rửa xe, tự sửa vòi nước bị hỏng và cả học cách sơn sửa móng chân tay. Trong trường hợp bạn chưa biết cách làm, bạn có thể ghé thăm một quán cà phê sửa chữa (nơi kết hợp giữa quán cà phê và xưởng), họ sẽ chỉ cho bạn cách sửa thứ đò mà bạn muốn yêu thích và sau đó bạn có thể làm mọi thứ.

“Tôi đã 2 lần sửa điện thoại di động cũ của mình tại một quán cà phê thay vì mua một cái mới. Tôi yêu chiếc điện thoại này và cũng không muốn tạo ra rác hay gây hại cho môi trường. Bên cạnh đó, tôi không phải là người thích làm chủ các tiện ích mới!”, một người chia sẻ.

Đừng quên tiết kiệm cho những thứ sử dụng hàng ngày

9 bí quyết chi tiêu ở nơi người dân coi amp;#34;tiết kiệm là đam mêamp;#34; - 3

Để tiết kiệm cho những tiện ích khá đắt tiền, người Đức đã tạo cho mình hàng loạt thói quen tốt.

Ví dụ, để giảm hóa đơn tiền điện, họ mua bóng đèn và các thiết bị tiết kiệm năng lượng. Các thiết bị luôn được ngắt kết nối khỏi ổ cắm khi không sử dụng. Để tiết kiệm nước, một số bà nội trợ thường rửa bát bằng lượng nước trong bồn rửa thay vì để vòi chảy liên tục và sử dụng nước mưa để chăm sóc cây cối.

Và tất nhiên, sẽ là thiếu sót khi không nói đến cách làm ấm. Thay vì bật hết công suất của bộ tản nhiệt hay máy sưởi, người Đức sẽ mặc áo len, đồ lót giữ nhiệt và các sản phẩm khác giúp làm ấm cơ thể.

“Trong những ngày còn đi học, tôi đã có một thời gian ở Đức. Khi đó tôi 14 tuổi và thường giao lưu rất nhiều với người dân địa phương để học thêm về ngôn ngữ. Tôi kết bạn với một cô gái người Đức tên là Kaya. Cô ấy xuất thân từ một gia đình khá giả.

Một buổi tối mùa đông, khi ngủ lại nhà cô bạn, tôi đã rất bất ngờ. Trước khi đi ngủ, Kaya mặc một chiếc áo phông, bộ đồ ngủ bằng vải nỉ và đi tất. Sau đó, cô ấy đi thêm một đôi tất khác, phủ thêm một chiếc chăn lên giường, đặt một chai nước nóng lên đó và tắt máy sưởi trong phòng. Tôi đã rất thắc mắc và hỏi xem vì sao Kaya phải làm vậy thay vì đơn giản là bật hệ thống sưởi. Cô ấy đã trả lời rằng: “Để làm gì? Những thứ này vẫn hoạt động tốt mà! Đó là lúc tôi nhận ra chúng tôi thực sự đến từ những nền văn hóa rất khác nhau”, một người chia sẻ.

Sử dụng triệt để các đặc quyền của một sinh viên

Người có thẻ sinh viên ở Đức được hưởng giảm giá khi sử dụng các phương tiện giao thông công cộng. Là sinh viên, bạn cũng được giảm giá khi mua vé xem phim, tới thăm bảo tàng hay khi mua điện thoại di động cũng như gói cước internet. Ngoài ra, một số tiệm làm tóc và công ty cho thuê xe hơi cũng thực hiện giảm giá cho sinh viên. Tại các trường đại học, sinh viên thường được cung cấp rất nhiều khóa học bổ sung từ yoga đến cưỡi ngựa hoàn toàn miễn phí hoặc chỉ mất một khoản phí nhỏ.

Từ nhỏ đã học cách ghi chép, tính toán tiền bạc

9 bí quyết chi tiêu ở nơi người dân coi amp;#34;tiết kiệm là đam mêamp;#34; - 4

Tất cả chúng ta đều biết rằng việc có ngân sách, theo dõi chi tiêu là điều nên làm. Người Đức hiểu rõ tầm quan trọng của thói quen này và tạo lập cho mình từ khi còn nhỏ. Các cuốn sổ tay và bảng kê kế toán tại nhà (bằng giấy hoặc điện tử ) có mặt ở các hộ gia đình.

Thay vì mua sắm theo hứng, họ sẽ lên danh sách mua sắm trước khi đến siêu thị và điều đơn giản này có thể tạo ra sự khác biệt rất lớn. Điều quan trọng nhất là người Đức học cách coi trọng đồng tiền ngay từ khi còn nhỏ. Ở đất nước này, mọi đứa trẻ đều là ông/bà chủ đầy tự hào của những chú heo đất.

Bạn có thể chia sẻ/trao đổi nhiều thứ ngoài quần áo

Ở Đức, trên các cổng thông tin chia sẻ thực phẩm, bạn có thể tìm thấy rất nhiều sản phẩm còn ăn được nhưng bị bỏ vì thừa hoặc lỗi bao bì. Ngoài ra, có một trang web cung cấp những địa chỉ, nơi bạn có thể hái các loại trái cây và quả mọng miễn phí.

“Hầu hết thực phẩm mà gia đình tôi ăn hàng ngày đều là “rác” – những sản phẩm được cho là không thích hợp để bán. Thật là điên rồ khi những thức ăn ngon đó phải bỏ đi một cách lãng phí. Bạn có thể lấy trực tiếp từ các siêu thị, tiệm bánh, chợ và nhà hàng. 2 tuần trước, tôi đã thu thập được 10kg bánh mì miễn phí từ một tiệm bánh mì. Tôi đã làm rất nhiều vụn bánh mì, một ít thì cất vào tủ đông và một ít khác để chế biến luôn. Hôm qua, tôi đã lấy được 9 túi quả mâm xôi bỏ đi và 4 lọ mứt cam làm sẵn”, một người chia sẻ.

Ngay cả những chai rỗng cũng có thể tăng tiết kiệm

9 bí quyết chi tiêu ở nơi người dân coi amp;#34;tiết kiệm là đam mêamp;#34; - 5

Ở Đức, bạn có thể đổi những chai rỗng để tái chế là lấy lại được một khoản tiền nhỏ. Điều này rất phổ biến, hầu hết các siêu thị đều có những chiếc máy để bạn bỏ vào đó các loại chai khác nhau. Hành động này không chỉ giúp bạn kiếm được một chút tiền mà còn bảo vệ môi trường.

“Ở Đức, mỗi cửa hàng thực phẩm đều có các loại máy nhận chai lọ với các kích cỡ khác nhau. Tuỳ theo kích thước, chất liệu mà chai của bạn sẽ có giá khác nhau. Khi mua đồ uống, bạn cũng phải trả một khoản phí thuê chai và được nhận lại số tiền đó khi trả chai rỗng”, một người chia sẻ.

Mời khách những món ăn đơn giản

Khi một người Đức mời bạn đến nhà của họ để uống trà hay cà phê, nên hiểu lời mời đó theo đúng nghĩa đen thay vì mong đợi sẽ được mời các món khác như bánh ngọt, bánh quy, sandwich. Bạn có thể tự mang theo món tráng miệng hoặc đồ ăn nhẹ của riêng mình.

“Tôi nhớ chuyến đi đầu tiên của mình đến Đức để thăm một người bạn. Mọi thứ giống như một thế giới mới lạ đối với tôi. Khi những người hàng xóm mời chúng tôi uống trà, tôi đã rất háo hức, tưởng tượng ra một chiếc bàn xếp chồng lên nhau những món ngon truyền thống của Đức.

Trên đường đi, chúng tôi mua 4 chiếc bánh nhỏ, 2 chiếc cho tôi và 2 chiếc cho bạn tôi. Bạn có tin không, trong suốt buổi tối tại ngôi nhà đắt tiền đó, món duy nhất tôi được nếm là 2 chiếc bánh đó!”, một người chia sẻ.

Thay đổi 6 thói quen xấu này sẽ giúp bạn ngày càng giàu có
Dù bạn là ai, nếu bạn cẩn thận và bám sát ngân sách, bạn có thể xây dựng sự giàu có thực sự.

Bí quyết chi tiêu

Bảo Anh. (Theo Brightside)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bí quyết chi tiêu