9 sự thật tâm lý học khiến bạn phải ngỡ ngàng về chính mình

Ngày 02/04/2020 19:00 PM (GMT+7)

Có bao giờ bạn tò mò về những hành động bản thân vẫn làm trong vô thức, có những điều mắt nhìn thấy những không có nghĩa não lại nghĩ vậy? Trong lĩnh vực tâm lý học, những gì ta khám phá ra chỉ là phần nổi của một tảng băng chìm mà thôi.

1. Chúng ta thường nhớ về những kỷ niệm trong quá khứ

9 sự thật tâm lý học khiến bạn phải ngỡ ngàng về chính mình - 1

Chúng ta thường có xu hướng nhìn lại những ký ức của mình thông qua những hình ảnh bắt gặp nào đó. Những điều dường như mặc định trong não bộ, an toàn và không thể thay đổi. Bạn có thể hồi tưởng về những sự kiện trong quá khứ ngay khi chúng thoáng qua trong tâm trí. Tuy nhiên chúng rồi sẽ dần phai mờ khi bạn có thêm nhiều sự kiện mới xảy ra.

Ví dụ, bạn không nhớ rõ những người đã tham gia vào bữa tiệc gia đình mình vào 2 năm trước. Nếu cô của bạn luôn tham gia vào mọi bữa tiệc gia đình thì tâm trí bạn sẽ đưa điều đó vào ký ức và bạn sẽ nhớ đến ngay cả khi cô ấy vắng mặt vào dịp đặc biệt đó.

2. Số lượng bạn bè của ta là giới hạn

9 sự thật tâm lý học khiến bạn phải ngỡ ngàng về chính mình - 2

Các nhà tâm lý học và xã hội học đã đưa ra một khái niệm là con số của Dunbar (Dunbar’s number) - số người tối đa mà một người có thể duy trì mối quan hệ chặt chẽ và thân thiết.

Bạn có thể có cả tá bạn trên Facebook song bạn chỉ có thể là bạn bè thực sự từ 50 đến 200 người trong số họ mà thôi.

3. Cảm thấy hạnh phúc hơn khi bận rộn

9 sự thật tâm lý học khiến bạn phải ngỡ ngàng về chính mình - 3

Tưởng tượng một chút nhé! Bạn đang ở sân bay và cần nhận hành lý. Trong vòng 10 phút, bạn sẽ đến khu vực chờ và lấy hành lí của mình.

Một trường hợp khác là bạn tìm thấy vali nhanh hơn, chỉ trong 2 phút nhờ sử dụng băng chuyền hành lý song phải mất 8 phút còn lại để chờ vali xuất hiện.

Trong cả hai trường hợp, bạn đều mất 10 phút để lấy hành lý. Tuy nhiên, ở tình huống thứ hai, bạn có thể cảm thấy thiếu kiên nhẫn và bực bội hơn. Điều này là do thực tế não bộ của chúng ta không thích bị nhàn rỗi và thích bận rộn hơn. Hơn nữa, nếu đi bộ 10 phút để lấy hành lí, khi hoàn thành xong mục tiêu, não bộ sẽ tiết ra dopamine, hormone của hạnh phúc khiến chúng ta thoải mái. 

4. Chúng ta chỉ có thể nhớ được 3-4 điều mỗi lần

9 sự thật tâm lý học khiến bạn phải ngỡ ngàng về chính mình - 4

Các nghiên cứu cho thấy bộ não con người có thể lưu trữ không quá 3-4 thông tin cùng một lúc. Các thông tin này chỉ có thể được bảo tồn trong khoảng 20-30 giây. Sau khoảng thời gian này, chúng ta sẽ quên đi trừ khi thông tin đó tiếp tục được làm mới lại trong bộ nhớ nhiều lần sau đó.

Ví dụ, bạn đang lái xe và nói chuyện điện thoại. Người kia đọc cho bạn một dãy số nhưng bạn không thể viết lúc này và tìm cách ghi nhớ. Bạn thường đọc lại dãy số này một lần nữa và lưu trữ nó trong bộ nhớ ngắn hạn của mình.

Trên thực tế, chúng ta dễ dàng nhớ 3-4 thông tin mỗi lần, như cụm 3-4 chữ số hoặc dòng. Đó là lý do vì sao các số điện thoại hay thẻ ngân hàng thường tạo ra những dãy số chia làm 3 phần, mỗi phần gồm 3-4 chữ số, mục đích là để bạn dễ dàng nhớ hơn.

5. Dành 30% thời gian mỗi ngày để mơ mộng

9 sự thật tâm lý học khiến bạn phải ngỡ ngàng về chính mình - 5

Hãy tưởng tượng bạn đang cần nghiên cứu một việc quan trọng. Bỗng nhiên, bạn nhận ra rằng mình đang đọc một câu 3 lần liên tiếp. Thay vì phân tích đống giấy tờ kia, tâm trí bạn lại lơ đễnh ở nơi nào đó.

Các nhà khoa học tại trường Đại học California cho rằng mỗi ngày chúng ta thường dành 30% thời gian để mơ mộng. Đôi khi trong những chuyến đi dài, con số này có thể tăng lên đến 70% song chúng không có gì sai trái hết. Các nghiên cứu cho rằng những người thích "để suy nghĩ đi lang thang" có xu hướng sáng tạo hơn. Họ còn dễ dàng giải quyết các vấn đề và thoát khỏi căng thẳng hơn.

6. 3 điều chúng ta không thể bỏ qua: thức ăn, tình dục và nguy hiểm

9 sự thật tâm lý học khiến bạn phải ngỡ ngàng về chính mình - 6

Đã bao giờ bạn tự hỏi bản thân rằng tại sao chúng ta thường dừng lại để nhìn hậu quả của một vụ tai nạn không? Những tò mò đó bắt nguồn từ xa xưa, khi bản năng sinh tồn của con người bắt đầu phát triển. Tiếp xúc với môi trường xung quanh, não bộ chúng ta luôn ngầm định 3 câu hỏi: "Thứ đó có ăn được không? Tôi quan hệ với thứ đó không? Thứ đó có thể giết tôi không?". 

Thức ăn, tình dục và nguy hiểm vẫn là những điều cơ bản để chúng ta có thể sống sót. Chính vì vậy, đó là 3 thứ ta không thể bỏ qua. 

7. Càng có nhiều sự lựa chọn càng tốt

9 sự thật tâm lý học khiến bạn phải ngỡ ngàng về chính mình - 7

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành một thí nghiệm. Ở bàn thứ nhất, họ đặt 6 loại mứt còn ở chiếc bàn thứ hai, họ đặt 24 loại. Kết quả cho thấy có 60% khách hàng đã thử các loại mứt ở bàn thứ hai. Song khi mua hàng thì sản phẩm ở bàn một bán chạy gấp 4 lần so với bàn hai.

Não bộ của chúng ta chỉ có thể tập trung 3-4 điều vào một lúc nhưng bản thân ta lại luôn khao khát sự đa dạng, thích được thử nhiều loại sản phẩm khác nhau. Vì thế, nhiều khả năng mọi người sẽ dừng lại thử ở bàn có 24 loại mứt nhưng sau đó, chúng ta sẽ vẫn mua loại mứt hay dùng thôi. 

8. Đưa ra quyết định theo tiềm thức

9 sự thật tâm lý học khiến bạn phải ngỡ ngàng về chính mình - 8

Chúng ta thường nghĩ rằng tất cả hành động của mình là kết quả của việc lập kế hoạch một cách cẩn thận. Tuy nhiên, trên thực tế, 60-80% các quyết định hàng ngày được thực hiện theo tiềm thức.

Mỗi giây, não bộ của chúng ta tiếp nhận hàng triệu đơn vị dữ liệu từ xung quanh. Để ngăn ngừa sự "quá tải", nhiều công việc hàng ngày sẽ được làm một cách tự động, không cần suy nghĩ như tắt đèn, khóa cửa,... Nhược điểm của điều này là dẫn đến sự không chắc chắn. Ví dụ ta có thể đến công ty rồi mới chợt lo lắng không biết mình đã khóa xe hay chưa.

9. Rất khó để đa nhiệm 

9 sự thật tâm lý học khiến bạn phải ngỡ ngàng về chính mình - 9

Các nghiên cứu cho thấy chúng ta chỉ có thể thực hiện một hoạt động nhận thức tại một thời điểm mà thôi. Não bộ của chúng ta không thể tập trung vào 2 nhiệm vụ cùng một lúc. Nếu bạn vừa nói chuyện vừa đọc cùng lúc hay viết thư trong khi nghe sách audio, bạn sẽ dễ để xảy ra sai sót.

Có một ngoại lệ đó là bạn có thể đa nhiệm khi một trong 2 là hoạt động vô thức, không cần suy nghĩ. Ví dụ, bạn có thể vừa nói chuyện điện thoại vừa đi bộ song khả năng cao là bạn có thể vấp ngã. 

7 dấu hiệu chứng tỏ bạn cuốn hút hơn những gì mình vẫn tưởng
Đôi khi chúng ta nghi ngờ về sự hấp dẫn của mình và bắt đầu đặt những câu hỏi, liệu có phải mình đã làm điều gì sai. Tự nhìn lại mình sẽ giúp bạn hoàn...
Theo Bảo Anh ( Brightside)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

"Tạm biệt búp bê thân yêu/ Tạm biệt gấu Misa nhé/ Tạm biệt thỏ trắng xinh xinh/ Mai tôi vào lớp 1 rồi/ Nhớ lắm, quên sao được, trường mầm...

Tin bài cùng chủ đề Tư duy thông minh