Thế nên, cả cái Tết này tôi không được bố mẹ chồng cười một nụ cười thiện cảm. Bởi bố mẹ cho rằng, chúng tôi là những đứa con bất hiếu.
Nhất là tôi, mẹ nghĩ, tôi là đứa con dâu không biết điều, đi làm có tiền mà không cho bố mẹ được vài đồng tiêu tết, lại còn cho ít hơn anh chị.
Thực tình, bố mẹ không hiểu chúng tôi, không hiểu hoàn cảnh của con cái mình. Với lại, bố mẹ quá coi trọng vật chất, đồng tiền nên nghĩ rằng, chuyện tiền nong là chuyện quan trọng hơn cả. Ngày cả 1 triệu chúng tôi biếu bố mẹ, để bố mẹ tiện tiêu pha dịp Tết, bố mẹ cũng không dùng. Còn bảo là mừng tuổi cho các cháu, tức là cho con tôi chứ chị dâu cả cho bố mẹ 5 triệu rồi, không cần tiền của chúng tôi nữa.
Tôi hiểu, trong câu nói của mẹ, mẹ đã ám chỉ rằng, anh chị là người biết điều, có thể cho bố mẹ nhiều tiền như thế thì chúng tôi không cần cho nữa. Với lại, số tiền của chúng tôi chẳng đáng là bao, mẹ không cần, nên cứ cho lại con tôi. Ý mẹ là mẹ không cần nhận số tiền ít ấy.
Tôi hiểu, trong câu nói của mẹ, mẹ đã ám chỉ rằng, anh chị là người biết điều, có thể cho bố mẹ nhiều tiền như thế thì chúng tôi không cần cho nữa. (ảnh minh họa)
Mẹ nói với hàng xóm về cô con dâu thứ là tôi. Mẹ bảo: “Chúng nó làm ăn giàu có, sống ở thủ đô mà cho tiền bố mẹ không bằng được 1/3 số tiền của anh chị nó. Mang tiếng anh chị nó ít học hơn chúng nó. Con trai thứ của tôi được tôi nuôi học hàng đàng hoàng, nuôi bằng ấy. Nếu như không phải tôi có công chăm nó, cho nó ăn học, có công ăn việc làm ổn định thì con dâu thứ của tôi sướng được thế à?”. Nghe mẹ nói thì có vẻ chúng tôi giàu có lắm và con trai thứ của mẹ là báu vật. Và tôi đã lấy được báu vật thì phải có trách nhiệm trả ơn nuôi dưỡng của ba mẹ.
Nghe mẹ nói mà tôi quá buồn. Buồn vì mẹ không hiểu, đâu phải cứ học cao thì kiếm được nhiều tiền. Mẹ ở quê, không phải chê mẹ nhà quê nhưng đúng, người ở quê làm sao hiểu được công việc của các con trên thủ đô. Với lại không chỉ sống ở thủ đô, không phải đi học cao là có tiền nhiều, là kiếm được công việc tử tế. Người ta thất nghiệp ầm ầm ra đấy, bố mẹ còn không biết chúng tôi phải vất vả thế nào, phải nai lưng ra kiếm tiền thế nào, ngay cả chuyện mua sữa cho con còn khó khăn. Thế mà, ông bà chưa một lần giúp cháu, chưa cho cháu được đồng nào mà chỉ tính chuyện trách móc khi vợ chồng tôi không cho bố mẹ được nhiều tiền.
Đây không phải là câu chuyện lần đầu xảy ra. Năm ngoái, bố mẹ đã không ưng tôi rồi. Nhưng năm ngoái chưa có chuyện chị dâu cả cho bố mẹ 5 triệu. Thế nên năm nay bố mẹ khinh tôi lắm, có vẻ khó chịu với vợ chồng tôi. Nên 27 Tết, tôi gọi điện bảo bố thích đào hay quất, con mua biếu bố mẹ 1 cây thì mẹ bảo không cần, nhà này không cần đào quất gì hết. Thế mà khi chị dâu cả bảo mua cho bố cây đào thì bố gật đầu ngay, bảo là bố rất thích đào phai. Nghe bố nói mà tôi buồn vô cùng. Thì ra là vậy, bố mẹ không ưng tôi nên cũng không cần quà tôi tặng.
Thế nên, số tiền 1 triệu mà tôi biếu bố mẹ, bố mẹ càng không hài lòng. Chồng tôi, thân là con trai nhưng cũng đành chịu bó tay trước thái độ của bố mẹ. Có lẽ là con nên anh hiểu bố mẹ mình hơn bao giờ hết. Thế nên anh mới không nói lời nào suốt cái Tết vừa rồi. Ăn Tết xong, đúng mùng 1, anh và tôi lên Hà Nội với lý do còn về quê ngoại ăn Tết. Nhìn anh buồn phiền tôi thương anh vô cùng. Tôi hiểu, anh khó xử trước thái độ của bố mẹ nhưng mà cũng không thể nào trách anh chị được. Vì anh chị có tiền thì anh chị cho chứ có so bì gì đâu. Nhưng đúng là cái chuyện bố mẹ có quý anh chị vì anh chị cho nhiều tiền hơn đã tác động tới chồng tôi, khiến anh nghĩ mình kém cỏi, thấp bé. Tôi thật sự buồn vì sự coi trọng đồng tiền của bố mẹ chồng mình. Tất cả là do ông bà không hiểu lòng con cái mà thôi!