Cùng bày tỏ quan điểm, người được khen ngút trời, người bị chê lố: “Ăn” nhau là ở cách nói

Ngày 10/06/2020 19:25 PM (GMT+7)

Với những mẹo "nhỏ mà có võ" này, lời nói của bạn sẽ có thêm sức nặng đối với người nghe.

1. Bỏ qua những lời nói quá khách sáo

Cùng bày tỏ quan điểm, người được khen ngút trời, người bị chê lố: “Ăn” nhau là ở cách nói - 1

Khi làm điều gì đó có lỗi, thay vì bao biện cho hành vi của mình, hãy nhìn trực diện vào vấn đề. Đừng dùng những từ ngữ chung chung như "chẳng bao giờ", "tất cả", "lúc nào cũng",... mà hãy đi vào cụ thể.

Hãy nghĩ về chuyện đã xảy ra, người liên quan đến chuyện đó và thời điểm xảy ra. Việc bày tỏ sự cảm ơn sẽ biến bạn trở thành duyên dáng, hiểu chuyện hơn trong mắt người khác. 

2. Đưa ra thời gian, ngày tháng chính xác, cụ thể

Đối với những việc như hẹn gặp mặt, hẹn ngày trả tiền nợ, hãy đưa ra một khoảng thời gian chính xác thay vì dùng những từ chung chung để hẹn. Hãy để cho họ biết bạn là người đáng tin. 

3. Nói "và...cũng" thay cho "nhưng"​​​​​​​

Cùng bày tỏ quan điểm, người được khen ngút trời, người bị chê lố: “Ăn” nhau là ở cách nói - 2

Đừng bao giờ phủ nhận lòng tốt của người khác mà hãy dùng cách nói ý nhị hơn khi điều bạn mong muốn khác với sự thật. Thay vì nói "Nhưng thứ em thích là hoa hồng", hãy nói lời cảm ơn vì bó hoa và nói rằng bạn cũng rất thích hoa hồng. Từ "nhưng" sẽ phủ định hết những gì bạn nói trước đó. Mỗi sự quan tâm đều đáng được trân trọng. 

4. Dùng những câu hỏi mở​​​​​​​

Đừng đưa ra những câu hỏi đóng, tức là câu hỏi mà người nghe chỉ cần trả lời "có" hoặc "không". Hãy tạo điều kiện để cuộc trò chuyện trở nên thú vị hơn, bằng cách để cho đối phương được bộc bạch. Lưu ý nhỏ này sẽ khiến đối phương thấy mình là người được tôn trọng. 

5. Cho đối phương thấy bạn cũng đang cố gắng giải quyết vấn đề​​​​​​​

Cùng bày tỏ quan điểm, người được khen ngút trời, người bị chê lố: “Ăn” nhau là ở cách nói - 3

Trong chúng ta không ai là hoàn hảo và ai cũng có thể mắc sai lầm. Thay vì liên tục đổ lỗi và trách móc, điều cần làm là cùng bắt tay để giải quyết vấn đề. Hãy đưa ra những câu hỏi mang tính làm rõ vấn đề, cho đối phương thấy rằng bạn cũng đang cố gắng tìm cách giải quyết rắc rối cùng họ.

6. Tránh cách nói tiêu cực​​​​​​​

Không phải ai cũng cảm thấy khó chịu khi phải giúp đỡ người khác. Khi nhận được một sự giúp đỡ, thay vì nói "Em đã làm mất thời gian của anh", hãy nói lời cảm ơn "Cảm ơn anh vì đã dành thời gian cho em".

Cách nói tích cực, trình bày rõ ràng những điều bạn muốn sẽ giúp bạn tập trung được sự chú ý vào mục đích của mình.

7. Bắt đầu lời đề nghị nhờ vả bằng "Cảm ơn..."​​​​​​​

Nếu bạn đang rơi vào tình huống khó khăn và cần đến sự giúp đỡ, hãy cảm ơn người đó trước khi đặt ra vấn đề. Một lời nói mềm mỏng sẽ tốt hơn nhiều so với việc ra lệnh và yêu cầu ai đó phải đến hỗ trợ.

8.  Hãy từ chối một cách tế nhị 

Cùng bày tỏ quan điểm, người được khen ngút trời, người bị chê lố: “Ăn” nhau là ở cách nói - 4

Đừng phủ nhận hoàn toàn và phũ phàng quan điểm hay sự cố gắng của một ai đó. Bạn hãy thể hiện quan điểm cá nhân không đồng tình của mình nhưng dưới thái độ xây dựng để cuộc thảo luận trở nên tốt hơn. Cách từ chối, phủ định khéo léo khiến bạn giao tiếp lịch sự và không làm mất lòng đối phương.

9. Hãy nói "chưa được" thay vì "không"​​​​​​​

Cùng bày tỏ quan điểm, người được khen ngút trời, người bị chê lố: “Ăn” nhau là ở cách nói - 5

Lời từ chối thẳng thừng “không” sẽ khiến mọi người mất hứng giao tiếp cùng bạn. Dù đối phương là người lớn hay trẻ nhỏ, việc từ chối kiên quyết cũng khó chấp nhận, dễ khiến họ cảm thấy mình bị tổn thương, không được tôn trọng họ. Biết sắp xếp thời gian và thỏa hiệp sẽ giúp bạn xây dựng được các mối quan hệ tốt đẹp hơn.

10. Lôi kéo bằng cách dùng đại từ nhân xưng "bạn", "chúng ta" ​​​​​​​

Chúng ta thường muốn nói về bản thân mình. Việc liên tiếp đưa ra một câu chuyện về "tôi" sẽ khiến đối phương cảm thấy mình không ở trong câu chuyện đó, như bạn đang chỉ đặt bản thân lên hàng đầu.

Việc dùng đại từ nhân xưng ngôi thứ hai như "bạn", "chúng ta" sẽ giúp kết nối mọi người, lôi kéo sự chú ý của người bạn đang nói chuyện cùng. Cùng bàn luận và cùng đưa ra quyết định là điều tốt cho cả hai. 

Đừng nói xin lỗi trong 8 tình huống này, đây mới là cách xử lý khôn ngoan
Nói lời xin lỗi trong mọi trường hợp là điều nhiều người cho rằng thể hiện lịch sự mà không biết rằng đôi khi nó sẽ khiến ta đánh mất dần sự tự tin.
Theo Bảo Anh ( Brightside)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tư duy thông minh